ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG
 VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2019-2024

Chiến lược xây dựng và phát triển trường TH&THCS Cẩm La giai đoạn 2019-2024 trên cơ sở kế thừa, điều chỉnh chiến lược phát triển giáo dục trường tiểu học Cẩm La giai đoạn 2019-2024 và chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Cẩm La giai đoạn 2019-2024, nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường TH&THCS Cẩm La là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của các cấp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Cùng các trường xây dựng ngành giáo dục thị xã Quảng Yên phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. 
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
 Xã Cẩm La nằm ở phía Bắc đảo Hà Nam, nằm trên trục đường giao thông Quảng Yên - Phong Cốc, phía Đông giáp phường Quảng Yên, phía Nam giáp phường Phong Cốc; phía Tây giáp phường Yên Hải; phường Nam Hòa. Cẩm La có đặc điểm địa hình và đất đai của đồng bằng ven biển, tạo cho xã có tiềm năng về phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, vì vậy xã có điều kiện khá thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với các địa phương trong khu vực. Xã có diện tích tự nhiên 420,64 ha; dân số 5.502 khẩu, 1.487 hộ được chia thành 4 thôn. Qua nhiều thế hệ, nhân dân xã Cẩm La không ngại khó khăn, gian khổ ra sức lao động sản xuất, cải tạo tự nhiên, khai hoang, lấn biển, mở đất lập làng, xây dựng quê hương đạt nhiều thành tích như ngày hôm nay. Nhân dân chủ yếu làm nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, ngoài ra còn một số ngành nghề nhỏ lẻ như kinh doanh, dịch vụ, vân tải… Trong những năm gần đây, kinh tế tăng trưởng khá, đời sống nhân dân được nâng lên; văn hóa xã hội tiếp tục phát triển, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. 
Trên địa bàn xã hiện có 02 trường công lập (Mầm non; Tiểu học và THCS). Xã Cẩm La duy trì chất lượng Phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS đạt chuẩn mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi; đạt chuẩn Xóa mù chữ mức độ 2; 100% các trường trên địa bàn xã đều đạt chuẩn quốc gia. 

 Thực hiện Quyết định số 1506/QĐ-UBND, ngày 23/6/2020 của Uỷ ban nhân dân thị xã Quảng Yên về việc sáp nhập trường Tiểu học Cẩm La và trường Trung học cơ sở Cẩm La thành trường TH&THCS Cẩm La; trường TH&THCS Cẩm La hàng năm đều có quy mô lớp nhỏ, học sinh ít so với các trường trên địa bàn thị xã; 2 điểm trường nằm cách nhau khoảng 100m. Việc sáp nhập trường Tiểu học Cẩm La với trường THCS Cẩm La đảm bảo được nhu cầu phát triển mạng lưới trường lớp theo từng cấp học trên địa bàn; phù hợp với quy hoạch phát triển trường, lớp và phù hợp với quy mô dân số, điều kiện kinh tế trong việc xây dựng trường học kiên cố, cao tầng và chuẩn quốc gia, đáp ứng được các yêu cầu phát triển giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn.
Những năm qua, nhà trường đều đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến lao động xuất sắc, nhận nhiều giấy khen của Sở Giáo dục, của UBND Thị xã, UBND xã về các phong trào thi đua ở nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia lần 1 (năm 2018 đối với cấp THCS; năm 2016 đối với cấp Tiểu học); trường đã được công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 (năm 2016 đối với cấp Tiểu học).
 Phát huy những thành tích đã đạt được, thầy và trò tiếp tục nỗ lực phấn đấu, giữ vững kỷ cương nề nếp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, xây dựng đội ngũ nhà giáo vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, quyết tâm phấn đấu "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 
 Trường có nội quy làm việc nghiêm túc, thống nhất sự chỉ đạo từ Ban giám hiệu đến các tổ, đoàn thể, bộ phận, cá nhân trong nhà trường. Nhà trường có kế hoạch tham mưu tốt với chính quyền địa phương về cơ sở vật chất, làm tốt công tác xã hội hoá nên nhà trường được trang bị đồ dùng, thiết bị dạy học. BGH luôn động viên và tạo điều kiện để giáo viên học nâng cao trình độ, nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin cũng như hiểu biết xã hội. Đồng thời BGH trường TH&THCS Cẩm La luôn được sự ủng hộ tích cực, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường, đã tích cực xây dựng kỷ cương nề nếp dạy và học, góp phần đưa kết quả giáo dục của nhà trường lên một tâm cao mới. 
 Các đoàn thể trong nhà trường như Công đoàn cũng như Đội TNTP hoạt động thường xuyên, có nề nếp và hiệu quả tốt, có tác dụng đối với việc nâng cao chất lượng Dạy và Học.
 Đội ngũ giáo viên có tay nghề vững vàng, có ý thức vươn lên trong chuyên môn, thực hiện tốt nội quy, quy chế chuyên môn. Ham học hỏi cầu tiến, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng. Có thói quen làm việc tự giác, theo kế hoạch, có tinh thần trách nhiệm cao. Nhiều giáo viên sử dụng thành thạo các ứng dụng 3 công nghệ thông tin vào giảng dạy. Đội ngũ giáo viên đồng bộ và đủ các bộ môn, 100% giáo viên đạt chuẩn. Nhiều giáo viên đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua, danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi”các cấp. Một số giáo viên có bề dày kinh nghiệm và thành tích trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn.
 Học sinh Cẩm La chăm ngoan, có ý thức học tập, tu dưỡng và rèn luyện tốt. Thực hiện khá tốt nội quy trường, lớp, không có học sinh vi phạm các tệ nạn xã hội. Có đủ sách vở, tài liệu, đồ dùng phục vụ cho học tập. Nhiều học sinh ham học, gia đình quan tâm tạo mọi điều kiện về tinh thần, thời gian cũng như vật chất nhằm giúp các em đạt hiệu quả cao nhất trong học tập.
 Về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học được quan tâm đầu tư, tu sửa, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho công tác Dạy - Học của nhà trường, cơ bản đảm bảo các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn Quốc gia.
 II. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
 1. Cơ sở pháp lý
 - Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019;
 - Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 BCH Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”; - Thông Tư 32/2020/TT-BGDĐT, ngày 15/9/2020 về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
 - Căn cứ Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định “V/v kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn Quốc gia đối với trường THCS, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học”;
 - Thông tư liên tịch số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;
 - Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ GDĐT ban hành quy định chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông - Thông tư cố 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GDĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. 2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Về đội ngũ 
- BGH: 03 đ/c (nữ: 01). Trình độ: 02 đại học; 01 Thạc sỹ QLGD, đều có trung cấp chính trị.
- Giáo viên 34 đ/c; trong đó: 100% đạt chuẩn trở lên Nữ có 24 đ/c
. - Nhân viên: 03 đ/c là nữ (Trình độ: Đạt chuẩn 02; 01 Trung cấp).
 - Trường có 01 Chi bộ độc lập gồm 24 Đảng viên.
 - Công tác tổ chức quản lý của BGH: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế 4 hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
 - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD.
 - Trong các năm học, nhà trường có từ 10 đến 18 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp thị xã; có 03 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh vào năm học 2019-2020; mỗi năm học có 03 đến 07 đồng chí đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, hàng năm có từ 01 đến 3 đồng chí được nhận giấy khen; tỷ lệ lao động tiên tiến hàng năm đạt 100%. 2.2. Về học sinh Các em chăm ngoan, lễ phép có cố gắng vươn lên trong học tập. Chất lượng giáo dục toàn diện của trường trong những năm gần đây ổn định, năm sau cao hơn năm trước.
 2.3. Về cơ sở vật chất
 Cơ sở vật chất của trường vẫn còn thiếu, một số máy chiếu, máy tính, máy in ở các phòng học do sử dụng lâu ngày đã cũ hình ảnh không rõ nét, hay bị trục trặc khi đang sử dụng phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả tiết học. Thiếu phòng học văn hóa, phòng bộ môn cấp tiểu học; cổng trường, tường rào, nền sân trường (cấp THCS) xuống cấp.
 III. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG 
1. Môi trường bên trong
 1.1. Điểm mạnh
 Công tác quản lý của BGH nhà trường đều có kế hoạch thực hiện của từng thành viên cho năm, tháng, tuần. Được triển khai, tổ chức thực hiện, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời theo từng tháng, học kỳ và năm học. Nhà trường thực hiện tốt quy chế dân chủ, tính minh bạch công khai được thể hiện rõ ràng qua từng hoạt động.
 Tập thể nhiệt tình, nhiều giáo viên tận tuỵ với công việc, giáo viên giỏi các cấp, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt; toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đều áp dụng được CNTT trong công tác quản lí và giảng dạy.
 Ban giám hiệu đoàn kết, chỉ đạo điều hành các hoạt động của nhà trường một cách đồng bộ hiệu quả. Công tác tổ chức quản lý của Ban giám hiệu khoa học, sáng tạo; các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế; công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới; được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
 Tập thể giáo viên đoàn kết, trách nhiệm, tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học, có năng lực có phẩm chất chính trị tốt, thương yêu học sinh, nhiệt tình 5 giảng dạy, năng lực cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Tổ chức đoàn thể; Đoàn, Đội Thiếu niên hoạt động có nề nếp, nhiều năm đạt tiên tiến, vững mạnh. Tổ chức được các “sân chơi” giáo dục đạo đức cũng như kỹ năng sống cho học sinh. Trường sở làm tốt công tác phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể, lực lượng xã hội đã xây dựng được môi trường học đường lành mạnh, đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự; an toàn phòng chống tai nạn thương tích góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong những năm học qua ban đại diện cha mẹ sinh hoạt động tích cực và có hiệu quả.
 1.2. Điểm yếu
 Còn giáo viên trẻ kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều. Một số giáo viên có tuổi ngại thích ứng với phương tiện CNTT. Một bộ phận học sinh chưa tích cực, tự giác trong học tập và rèn luyện. Phương tiện đồ dùng thiết bị dạy học còn hạn chế; Phòng thư viện chưa được quan tâm, đầu tư, diện tích chưa đảm bảo.
 2. Môi trường bên ngoài
 2.1. Thời cơ
 Đảng và Nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và có nhiều chính sách ưu tiên phát triển giáo dục. Việc chỉ đạo triển khai đổi mới trong giáo dục được đặc biệt quan tâm; Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT; UBND thị xã và của Đảng ủy, chính quyền địa phương, cùng sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể;
 Sở và Phòng GD&ĐT mở nhiều lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn bằng nhiều hình thức, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn phong phú tạo điều kiện tốt cho cán bộ, giáo viên và nhân viên nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tình hình chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội, kinh tế - văn hoá xã hội của địa phương khá ổn định, đang trên đà phát triển theo chiều hướng tích cực. Đời sống của nhân dân ngày một nâng lên.
 Nhận thức việc học tập của cộng đồng dân cư ngày càng tiến bộ, nhiều gia đình quan tâm tới việc học tập của con em. Đa số phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho con em được học tập. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh và được vận dụng trong cuộc sống hàng ngày, mang lại hiệu quả thiết thực, nhu cầu việc học đòi hỏi đáp ứng ngày càng cao.
 Chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách tích cực nhằm phát triển giáo dục trên địa bàn. Trong những năm học gần đây các tổ chức xã hội, các đoàn thể và cá nhân, phụ huynh học sinh đã tham gia tích cực vào công tác huy động các nguồn lực tạo môi trường giáo dục thuận lợi cho nhà trường.
 2.2. Thách thức
 Trong thời kỳ hội nhập và phát triển yêu cầu đòi hỏi của xã hội cũng như 6 của gia đình học sinh ngày càng cao về chất lượng giáo dục. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và của học sinh, đòi hỏi nhà trường phải có thay đổi vượt bậc về các điều kiện dạy học cũng như phương pháp, cách thức tổ chức dạy học nhằm bắt kịp đà phát triển chung của ngành. Một bộ phận phụ huynh học sinh chưa thực sự đầu tư và quan tâm đến học tập của con em.
 Điều đó ảnh hưởng phần nào đến phong trào học tập và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Xã hội phát triển, việc hội nhập ngày càng sâu rộng kéo theo nhiều mặt trái; các tệ nạn xã hội có ảnh hưởng lớn đến nhận thức, hành vi của học sinh. Chất lượng của quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới và bắt kịp với sự thay đổi của nền giáo dục hiện đại.
 Để đáp ứng được nhu cầu phát triển, cán bộ, giáo viên, nhân viên phải biết ứng dụng CNTT trong công việc, có trình độ ngoại ngữ và khả năng sáng tạo.
 IV. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA NHÀ TRƯỜNG TỪ GIAI ĐOẠN 2019-2024 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
1. Tầm nhìn
 Xây dựng và giữ vững trường TH&THCS Cẩm La là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 và phấn đấu đạt trường kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2; xây dựng nhà trường thành trường hiện đại, trường học thông minh. Đến năm 2024, trường TH&THCS Cẩm La sẽ trở thành một trường có chất lượng ổn định, là địa chỉ tin cậy để phụ huynh gửi gắm con em mình; cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ hiện đại; cảnh quan trường lớp khang trang sạch đẹp, môi trường giáo dục an toàn; giáo viên và học sinh luôn có khát vọng phát triển và không ngừng hoàn thiện về trí tuệ và nhân cách. 
2. Sứ mệnh
 Xây dựng môi trường học tập thân thiện, có nề nếp, có kỷ cương, có chất lượng giáo dục cao, tạo cơ hội cho học sinh phát triển tài năng, tư duy sáng tạo. Học sinh được phát triển toàn diện trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Tạo dựng được trường học kỷ cương nền nếp; chất lượng tốt để mỗi học sinh được phát triển toàn diện; có kỹ năng sống, tri thức, đạo đức tốt, có sức khỏe, định hướng nghề nghiệp và khả năng tiếp tục học bậc THPT hoặc đào tạo nghề.
 3. Các giá trị cốt lõi
 Một trí tuệ thông minh, một tâm hồn trong sáng, một tấm lòng nhân ái, một khát vọng vươn lên trong một cơ thể khoẻ mạnh.
 V. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
 1. Mục tiêu chung 
Xây dựng môi trường học tập văn hóa, có nề nếp, kỷ cương có chất lượng để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển hết khả năng. Phấn đấu là ngôi trường có mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất 7 nước và thời đại, đáp ứng các yêu cầu khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
 2. Mục tiêu cụ thể 
Từ năm 2019 đến năm 2025 nhà trường có cơ sở vật chất khang trang. Thư viện đạt chuẩn thư viện mức 1; Duy trì và từng bước nâng cao kết quả kiểm định chất lượng giáo dục phấn đấu đạt mức 2 và xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 1. 
2.1. Quy mô trường lớp
 Năm học    2019-2020          2020-2021         2021-2022         2022-2023        2023-2024
 Sô lớp             21                       21                     22                         22                         22 
Số HS             687                     696                  714                        694                       713
 Số GV            34                       34                    34                          34                         34
 2.2 Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
 Trong giai đoạn 2019-2024, nhà trường phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể về cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viện như sau:
 - Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, vị trí, đảm bảo chất lượng, đáp ứng chương trình GDPT mới 2018.
 - Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.
 - 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn.
 - 90% giáo viên đạt kết quả BDTX hàng năm từ khá trở lên.
 - Có 3-4 giáo viên tham gia Hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh; 1 đến 2 giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh (trong mỗi năm có tổ chức thi).
- 100% Giáo viên, nhân viên sử dụng thành thạo máy tính.
 - Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 90%. 
- Xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp:
 + CBQL: Trong 05 năm liên tiếp được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ở mức khá trở lên, trong đó có 2 - 3 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ở mức tốt.
 + Giáo viên: Trong 05 năm liên tiếp có ít nhất 70% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt.
 + Nhân viên: Có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm. Hằng năm, được tham gia đầy đủ các khóa, lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.
 - Xếp loại viên chức hàng năm:
 + 100% CBQL xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. 
+ 90% trở lên giáo viên, nhân viên xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ; trong đó 40% trở lên xếp loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 
2.3 Về học sinh
 a. Về chất lượng học tập 
 - Tỷ lệ học sinh xếp loại Giỏi (Tốt) : Đạt từ 10% trở lên
 - Tỷ lệ học sinh xếp loại Khá (Đạt) từ 40% trở lên
 - Tỷ lệ học sinh xếp loại Yếu, kém (Chưa đạt): không quá 1% sau kiểm tra lại. 
- Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban: Không quá 1% học sinh bỏ học, không quá 1% học sinh lưu ban
- Tốt nghiệp TH&THCS đạt 98% trở lên. 
- Vào lớp THPT (công lập) và các loại hình tương đương: từ 80% trở lên trong đó đỗ vào trường THPT công lập đạt từ 55% trở lên. 
- Học sinh giỏi, giao lưu học sinh năng khiếu cấp thị xã: từ 30 giải trở lên / năm học; Học sinh giỏi cấp tỉnh: từ 2 giải trở lên / năm học.
- Tham gia đầy đủ các cuộc thi, hội thi do Phòng GDĐT và các cấp tổ chức.
 b. Chất lượng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống 
- Chất lượng đạo đức: 
Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm (rèn luyện) khá, tốt đạt trên 98%.
- Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực, tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động cộng đồng. 
2.4. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 
* Trong giai đoạn 2019-2024, nhà trường phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học như sau: - Phòng học đầy đủ theo quy định; có một số phòng học bộ môn đáp ứng yêu cầu chương trình Giáo dục phổ thông 2018; - Trang thiết bị đảm bảo tối thiểu cho việc dạy và học. Trang bị đầy đủ máy vi tính hiện đại phục vụ tốt cho dạy học môn tin học cho học sinh; trang máy chiếu; mạng Internet cho các phòng học; bàn ghế học sinh đạt chuẩn;- Cảnh quan trường học “Xanh - Sạch - Đẹp và An toàn”. 
* Giai đoạn 2024-2029: 
- Phòng học hiện đại, đầy đủ trang thiết bị dạy học quy định; được đầu tư đầy đủ phòng học bộ môn, nhà đa năng.
- Xây dựng, nâng cấp sân giáo dục thể chất, đảm bảo cho việc huấn luyện đội tuyển thể dục thể thao. 
VI. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC 
1. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh. 
1.1. Thực hiện kế hoạch giảng dạy
 Nhà trường chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh: Đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc theo quy định của Bộ GD&ĐT, xây dựng các hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường, địa phương. 
Tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáp dục. Tổ chức giảng dạy đủ các môn học và các hoạt động giáo dục theo quy định; xây dựng kế hoạch và các biện pháp chuyên môn gắn với yêu cầu thực hiện hiệu quả các cuộc vận động lớn của Đảng, của Nhà nước và của ngành. Nâng cao chất lượng giáo dục, làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. 
 Tăng cường kiểm tra giải quyết kịp thời các khó khăn về chuyên môn. Đảm bảo mỗi giáo viên đều có nhận thức đầy đủ về mục tiêu và yêu cầu trọng tâm các bài dạy và chương trình môn học. Phổ cập giáo dục và hoàn thành phổ cập bậc trung học và định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. 
1.2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh 
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học với các hoạt động liên quan như xây dựng đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học thông qua bồi dưỡng giáo viên, xác định trọng tâm bài giảng, chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình, dự giờ trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, tổ chức hội thảo cấp trường và tham gia hội thảo cấp cụm trường, cấp thị xã hiệu quả. 
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn cuộc sống: Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe và y tế trường học; tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông... Tiếp tục thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Học sinh phải hiểu bài, biết tổng hợp kiến thức và có thể biểu đạt chính kiến của bản thân khi làm bài. Thực hiện tốt việc chỉ đạo của ngành về kiểm tra đánh giá. Tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, giảng dạy có chất lượng. Tổ chức tốt công tác kiểm tra, thực hiện tốt quy chế chuyên môn trong việc tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại, xét duyệt học sinh. Nâng cao chất lượng dạy học Ngoại ngữ và Tin học trong nhà trường. 
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em, kế hoạch Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Thực hiện dạy học gắn với di sản văn hóa một cách thiết thực, hiệu quả. 2. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ 
2.1. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường 
Xây dựng quy chế làm việc, nội quy cơ quan, quy chế dân chủ, tổ chức bộ máy, quy chế chi tiêu nội bộ... Dựa trên đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các văn bản có liên quan. Mạnh dạn đầu tư cho các hoạt động giáo dục có tính mới, tính đột phá. Giao quyền tự chủ cho các tổ chuyên môn và giáo viên, phát huy vai trò của tổ trưởng, tổ phó, trưởng các đoàn thể trong nhà trường. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường gắn liền với thực hiện dân chủ cơ sở, đảm bảo công khai theo quy định tại Thông tư số 36/2017/TTBGDĐT; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kì và đột xuất. 
2.2. Nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ 
Thực hiện đánh giá cán bộ quản lí theo Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ GDĐT quy định về Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; đánh giá đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GDĐT quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, trên cơ sở đó xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực để đáp ứng chuẩn. 
Tiếp tục thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo quy định. Nhà trường chủ động tăng cường tập huấn nâng cao năng lực quản lý và phương pháp dạy học học tích cực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt là xây dựng và triển khai tốt kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên để năm học 2020-2021 dạy lớp 1; từ năm học 2021-2022 dạy lớp 2, 6; từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, 7, từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, 8, từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, 9. Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có nhu cầu tiếp tục học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 
3. Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học theo hướng đa dạng hóa và hiện đại hóa
 Tham mưu với cấp trên, xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài. Tham mưu với các cấp, tiết kiệm ngân sách mua bổ sung trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực tiễn... Trồng, chăm sóc các bồn hoa, cây cảnh, thường xuyên xây dựng kế hoạch, chỉ đạo lao động vệ sinh tạo cảnh quan trường lớp luôn sạch, đẹp. Khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng và nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
 4. Nâng cao chất lượng quản lý toàn diện nhà trường bằng công nghệ thông tin 
Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, tài chính, thư viện - thiết bị, cơ sở vất chất, thông tin mạng, giảng dạy, xây 11 dựng nguồn học liệu điện tử, góp phần nâng cao chất lượng quản lý và dạy - học. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học, tự rèn hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng thành thạo máy vi tính, website, Email, internet phục vụ cho công việc. Khai thác triệt để cổng thông tin điện tử của trường và các trang điện tử, báo mạng khác để khai thác thông tin bổ ích. Xây dựng hệ thống quản lý và liên kết thông tin đồng bộ trong nhà trường, đảm bảo hiệu quả quản lý hành chính. 
5. Thực hiện hiệu quả chính sách giáo dục, huy động nguồn lực tài chính, xã hội hóa giáo dục
 5.1. Thực hiện hiệu quả chính sách giáo dục
 Tiếp tục xây dựng nhà trường đơn vị văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ, quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh theo quy định.
 5.2. Huy động nguồn lực tài chính, xã hội hóa giáo dục 
Xây dựng và thực hiện công khai minh bạch Quy chế chi tiêu nội bộ cơ quan. Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường. Huy động các nguồn lực từ bên trong nhà trường, từ đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong phong trào tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học, phong trào tiết kiệm, hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn huy động về tài chính: Ngân sách nhà nước, cơ sở vật chất nhà trường.
6. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội, tăng cường giao lưu, hợp tác
 Xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với ban đại diện cha mẹ học sinh theo đúng Điều lệ. Thường xuyên lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp, xây dựng của cộng đồng. Tranh thủ sự quan tâm ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương về việc xây dựng cơ sở vật chất và giáo dục học sinh.
 Vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tài trợ với tinh thần tự nguyện bổ sung cơ sở vật chất cho trường để phục vụ tốt cho học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tăng cường các hoạt động giao lưu, hợp tác. VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Trách nhiệm của Ban giám hiệu Xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2019-2024 và tầm nhìn đến năm 2030. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra Tổ chức triển khai kế hoạch chiến lược đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, cùng Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. 
 Cụ thể hóa chiến lược phát triển nhà trường trong kế hoạch từng năm học. Hằng năm, chỉ đạo rà soát đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, có điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương. 2. Trách nhiệm của tổ chuyên môn và các bộ phận trong nhà trường Căn cứ kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường để xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể theo tuần, tháng, năm và từng đợt thi đua. Tổ chức và phân công lao động hợp lý dựa trên nguồn lực, khả năng và trách nhiệm của từng thành viên. Trong quá trình thực hiện cần thường xuyên phản hồi, đóng góp ý kiến với lãnh đạo nhà trường để có giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả công việc. 
3. Trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, nhân viên 
Thực hiện kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch chung của nhà trường. Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Phấn đấu trở thành giáo viên, nhân viên giỏi, mỗi CB, GV, NV phải là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo. Phát huy tinh thần vượt khó vươn lên, luôn có khát vọng được đóng góp sức mình vào sự phát triển của nhà trường.
 4. Trách nhiệm của học sinh 
Tích cực học tập, rèn luyện, vươn lên trong cuộc sống. Tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, rèn kỹ năng sống, để có vốn sống cần thiết trở thành người công dân tốt.
 5. Trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh HS 
Phối hợp với nhà trường, giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh các giá trị cơ bản trong hệ thống các giá trị trong chiến lược đã vạch ra. Luôn có những ý kiến tham mưu, đóng góp, giúp đỡ và ủng hộ nhà trường về mọi mặt.
 Cùng nhà trường hoàn thành các mục tiêu chủ yếu của chiến lược. Trên đây là điều chỉnh Kế hoạch chiến lược xây dựng và phát triển trường TH&THCS Cẩm La giai đoạn 2019-2024, tầm nhìn đến năm 2030. 
Trong quá trình triển khai thực hiện, Ban chỉ đạo nhà trường sẽ chủ động tham mưu cho các cấp và có ý kiến đề xuất kịp thời điều chỉnh kế hoạch chiến lược phù hợp với thực tế của địa phương để đạt được mục tiêu của chiến lược đã đề ra.

 TM. HỘI ĐỒNG TRƯỜNG 
CHỦ TỊCH HIỆU TRƯỞNG 
Nguyễn Minh Tuấn
Văn bản chiến lược phát triển 
  QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt điều chỉnh phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển của Trường TH&THCS Cẩm La giai đoạn 2019-2024
Số hiệu: Số: 02/QĐ - HĐT
Ngày ban hành: 12/12/2020
Người ký:
Nguồn:
Kích thước: 209  KB
Tải về: Click vào đây để tải về
Xem trước: Click vào đây để xem
Số lần tải về: 17
Địa chỉ URL: