CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRƯỜNG THCS PHONG HẢI
PHÒNG GD &ĐT YÊN HƯNG
TRƯỜNG THCS PHONG HẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 01/CL - THCSPH Phong Hải, ngày 10 tháng 9 năm 2010
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRƯỜNG THCS PHONG HẢI GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
A/ CƠ SỞ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ TRƯỜNG
- Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông quy định tại khoản 1 điều 27 Luật giáo dục 2005: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức,trí tiêu ,thể chất,thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản ,phát triển năng lực cá nhân,tính năng động và sáng tạo ,hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa,xây dựng tư cách vad trách nhiệm công dân,chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”.
- Xuất phát từ mục tiêu giáo dục Trung học cơ sở the quy định tại khoản 3 điều 27 Luật giáo dục 2005; “Giaos dục trung học phổng thông ở trình độ cơ sở nằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông và trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Trung học phổ thông,trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
- Căn cứ tình hình thực tế nhà trường và địa phương , trường THCS Phong Hải xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 như sau:
B/CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ TRƯỜNG
I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRƯỜNG THCS PHONG HẢI
1.Qúa trình thành lập
- Trường THCS Phong Hải được thành lập trở lại từ năm 1995 sau khi được tách ra từ trường 2-3 Minh Hà ,trở về trên khu đất hiện trường đang sử dụng thuộc khu 4 xã Phong Hải.
Trường có đội ngũ giáo viên tương đối ổn định,vứng vàng về chuyên môn,100% giáo viên đạt chuẩn về trên chuẩn.Học sinh nhà trường đa số các em ngoan lễ phép có ý thức tự quản tốt.
Trải qua quá trình hoạt động, với sự cố gắng của thầy và trò, chất lượng giáo dục nhà trường ngày một nâng lên.
Năm học Tổng số HS Xếp loại hạnh kiểm
(Tỷ lệ %) Xếp loại học lực (Tỷ lệ%) KQ tốt nghiệp
Tốt Khá TBình Giỏi Khá TBình Yếu Kém
2007-2008 608 47,04 41,28 11,7 2,96 31,58 56,09 9,05 0,33 96,9
2008-2009 610 47,4 42,3 10,0 4,6 35,0 56,0 4,6 0,3 100
2009-2010 604 55,5 35,6 8,6 5,1 38,4 51,7 4,5 0,3 96,1
Tập thể sư phạm nhà trường luôn đoàn kết, phát huy năng lực sáng tạo,có ý thức xây dựng nhà trường thành một môi trường giáo dục lành mạnh.
Nhiệm vụ của nhà trường trong thời gian tới: Thầy và trò tiếp tục phấn đấu,thi đua dạy tốt – học tốt, giữ vững kỷ cương,nề nếp,nâng cao chất lượng dạy và học,hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Kế hoạch chiến kuowcj phát triển nhà trường đoàn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 nhàm xác định rõ định hướn, mục tiêu chiến lược và các giải phát chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển.Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Phong Hải là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết Đại Hội Huyện Đảng bộ Yên Hưng lần thứ XIX, nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Phong Hải lần thứ XX, cùng các trường THCS trong Huyện xây dựng nghanh giáo dục Yên Hưng ngày một phát triển.
2.Những thành tích đạt được trong nhưng năm qua;
- Từ năm học 2007-2008 đến 2009- 2010 Trường đạt danh hiệu tiên tiến
-Năm học 2007-2008 Có:
+HSG cấp tỉnh :1,Cấp Huyện 13
+CSĐT cấp cơ sở:3đ/c,LĐTT:22đ/c
+Tập thể công đoàn:vững mạnh
+Liên đội vững mạnh xuất sắc
+Tổ LĐTT:Tổ Khoa học tự nhiên
+Giao viên giỏi cấp cơ sở: 06
-Năm học 2008-2009:Có
+HSG cấp tỉnh: 1,cấp huyện 10
+GVG cấp cơ sở: 9đ/c, LĐTT: 25đ/c
+Tập thể công đoàn:vững mạn
+Liên đội vững mạnh xuất sắc
+Tổ LĐTT:02 tổ(Tổ khtn – Tổ khxh)
-Năm học 2009 – 2010 đạt:
+HSG CẤP HuyỆN 13,cấp tỉnh :03
+GVG cấp cơ sở:10đ/c; CSTĐ cấp cơ sở:5đ/c,LĐTT:23 đ/c
+Liên đội vững mạnh xuất sắc.
+Công đoàn vững mạnh.
+Tổ LĐTT:02 tổ (Tổ KHTN – Tổ KHXH)
II.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG
1.Đặc điểm tình hình nhà trường năm học 2009 – 2010:
1.1 Môi trường bên trong:(Thầy,trò, SCVC, TBDH,Quản lý)
a.Mặt mạnh:
- Đội ngũ cán bộ,giáo viên,nhân viên có lâp trường tư tưởng vững vàng, yên tâm công tác, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và phát luật của Nhà nước.Đội ngũ giáo viên đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn,năng lực đồng đều,nhiệt tình,yêu nghề mến trẻ,tôn trọng đối sử công bằng với học sinh,có phẩm chất đâọ đức tốt.Đội ngũ CB,GV – NV hiện tại có 38 người; trong đó: BGH:O2;giáo viên: 33: trong đoa: Trình độ chuyên môn của giáo viên: 05 GV đạt trên chuẩn ,28 GV đạt chuẩn: Nhân viên; 3 ;Trong chuyên môn,GV đạt trên chuẩn, 28 GV đạt chuẩn; Nhân viên:3 ; Trong chuyên môn,GV đã từng bược thực hiện việc đối mới phương phát giảng dạy theo hướng tích cực hóa hộng học tập của học sinh,ứng dụng công nghệ thồn tin nâng cáo chất lượng dạy và học.
- Học sinh ngoan ngoãn, biết kính trọng thày cô giáo,cán bộ nhân viên nhà trường,đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập,thực hiện tốt nội quy của nhà trường có sực khỏe.
- Cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn phẩm chất chính trị,đạo đức lối sống và chuyên môn nghiệp vụ,được bồi dưỡng lý luận,chuyên môn nghiệp vụ,được tập thể giáo viên nhân viên và nhân dân tín nhiệm.
- Công tác quản lý đạt tiêu của Ban giám hiệu nhà trường:Xây dựng kế hoạch cụ thể vf triển khai thực hiện nghiêm túc ,công tác kiểm tra đánh giá sát sao, thực chất và khách quan.
- Phong trào thi đua dạy tốt – học tốt ngày di vào chiều sâu.Hàng năm đều có học sinh giỏi Huyện,có năm có học sinh giỏi tỉnh.
- Các đoàn thể trong nhà trường hoạt động tốt,kết quả:Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, đội thiếu niên đều đạt vững mạnh hàng năm.Chi bọ nhà trường luôn giữ vững danh hiệu trong sạch vững mạnh hàng năm.
- Chất lượng học sinh năm học 2009 – 2010:
+Tổng số học sinh: 604
+Tổng số lớp:16
+Xếp loại học lực:
Giỏi: 5,1%; Khá:38,4%; TB: 51,7%; Yếu kém:408%.
+Tỉ lệ tốt nghiệp năm học 2009 – 2010:96,1%.
- Trường học được xây dựng kiên cố nên đảm bảo chất lượng,hệ thống quạt,ánh sáng đầy đủ.Hiện nay trường có 12 phòng học – đáp ứng đủ học 2 ca,ssos phòng còn lại sử dụng làm phòng ôn tập học sinh yếu kém,bồi dưỡng học sinh giỏi,phòng đựng thiết bị đồ dùng học tập.
- Trang thiết bị học được PGD trang bị tương đối đầy đủ.Hệ thoowngs công nghệ thông tin:Máy tính,máy chiếu đảm bảo đủ cho công tác quản lý, công tác dạy và học có ứng dụng công nghẹ thông tin.Trường đã nối mạng Internet phục vụ cho yêu cầu đối mới phương phát giảng dạy và học tập của giáo viên và cán bộ quản lý yêu cầu đổi mới phương phát giảng dạy và học tập của giáo viên vad cán bộ quản lý.
Sân trương có cây xanh,bồn hoa,cảnh quan sư phạm đảm bảo môi trường xanh – sạch – đẹp.
b.Mặt yếu:
- Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu:
+Công tác quản lý và điều hành mọi hoạt động của nhà trường phần nào còn hạn chế.
+Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục còn hạn chế.
- Đội ngũ giáo viên,nhân viên
- Một số cán bộ giáo viên tinh thần trách nhiệm chua cao,số giáo viên tuổi đời cao chậm đối mới,tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, việc thực hiện hồ sơ sổ sách có lúc chưa kịp thời. Công tác hoạt đọng phong trào chưa tự giác, một số đòng chí giáo viên chưa phát huy hết trách nhiệm với lớp, sổ giáo viên trẻ nghiệp vụ sự phạm cơn hạn chế,hồ sơ chưa khoa học ,chưa điểm sai quy chế.
- Chất lương học sinh:Học sinh nghỉ học hàng năm vẫn còn,đặc biệt học sinh lưu ban bỏ học qua hè.Một số học sinh có học lực yếu,kém, ý thức học tập,rèn luyện chưa tốt, động cơ học tập chưa rõ ràng.
- Cơ sở vật chất: Khu vực sân chơi bãi tập chưa đạt yêu cầu.Một số thiết bị đã bioj hỏng sau quá trình sử dụng.
1.2.Môi trường bên ngoài: (Kinh tế,văn hóa,xã hội ,dân cư,cộng đồng
- Xã Phong Hải nằm ở phía Nam huyện Yên Hưng, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngư nghiệp, kinh tế chưa ổn định.
- Văn hóa :Địa phương có truyền thống hiếu học,nhiều học sinh đỗ đạt.
-Xã hội: Quan tâm đến sự nghiệp giáo dục.
-Dân cư: Hơn 1000 hộ với hơn 6780 nhân khẩu, chủ yếu làm ruộng, làm ăn xa.
a/Thời cơ
- Được sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo trong việc nâng cao chất lượng và học …
- Đã có sự tín nhiêm của học sinh và phụ huynh học sinh.
- Đội ngũ cán bộ ,giáo viên trẻ , nhiệt tình, năng động.
- Nhu cầu học tập của học sinh ngày càng tăng.
- Có nhiều thuận lợi để phát triển giáo dục.
b/ Thách thứ
- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và sự phát triển của xã hội.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy và trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
2. Xác định các vấn đề ưu tiên
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, kiên quyết không để học sinh ngồi nhầm lớp, hạn chế học sinh bỏ học.
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh, dạy học bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình THCS.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp đối với các bộ quản lý và giáo viên.
- Ứng dụng CNTT trong dạy – học và quản lý.
III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
1. Sứ mạng:
Giáo dục học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và hướng tới tự học đạt kết quả cao.
2. Giá trị:
-Tinh thần trách nhiệm.
- Thân thiện.
-Chất lượng.
- Hiệu quả.
3. Tầm nhìn:
Là một trường học thân thiện, chất lượng dạy và học tốt.
IV.MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
1. Mục tiêu chung: Nâng cao chất lượng giáo dục
2. Mục tiêu cụ thể
2.1 Đội ngũ cán bộ, giáo viên.
-Cán bộ, giáo viên phấn đấu đạt chuẩn theo quy định.
2.2.Học sinh hàng năm:
- Quy mô:
+ Lớp học: 13 lớp -> 16 lớp.
+ Học sinh: 580->610 học sinh.
- Chất lượng giáo dục:
a) Học lực:
+ Xếp loại giỏi đạt từ 6% trở lên
+ Xếp loại khá đạt từ 35% trở lên
+ Giảm tỷ lệ học sinh yếu kém xuống còn 2%
+ Tỷ lệ lên lớp đạt 96%
+ Tỷ lệ học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS : 98-100%
+ Tỷ lệ thi tuyển sinh đỗ vào THPT công lập đạt 70-75%.
+ Tỷ lệ phổ cập giáo dục THCS đạt 92%.
b) Hạnh kiểm:
+ Xếp loại khá, tốt đạt từ 95% trở lên.
+ Xếp loại Trung bình không quá 5%; không có học sinh xếp loại yếu kém về đạo đức.
2.3. Cơ sở vật chất:
- Khuôn viên nhà trường là một khu riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường, tất cả các khu vực trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch, đẹp. Đủ diện tích sử dụng để đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động quản lý, dạy học và các hoạt động giáo dục.
- Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo ngành và và địa phương phấn đấu bổ sung đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học.
- Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học.
- Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh – Sạch – Đẹp” ở mức độ cao.
V. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
1.Tịch cực đổi mới phương pháp dạy học
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và năng lực tự học của học sinh, bán sát nội dung chuẩn kiến thưc và kĩ năng của chương trình THCS. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
2. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Xây dựng đội ngũ đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với trường lớp, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ đáp ứng yêu cầu chuyển hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo quy định.
3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị, công nghệ.
- Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hóa.
- Tăng cường đầu tư hệ thống máy tính, máy chiếu phục vụ dạy và học.
- Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.
4. Củng cố hệ thống thông tin: Mạng Internet, hệ thống phần mềm quản lý.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy. Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc.
5. Huy động nguồn lực tài chình:
- Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường.
+ Nguồn lực tài chình: Ngân sách Nhà nước, các khoản đóng góp tự nguyện của phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp trên địa bàn…
+ Nguồn lực vật chất: Huy động sự ủng hộ về cơ sở vật chất.
-Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ.
- Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy – học.
6. Tăng cường quan hệ cộng đồng, công tác xã hội hóa.
7. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý.
VI. ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN
1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức:
- Ra quyết định thành lập ban tổ chức thực hiên chiến lược: Ban tổ chức sẽ được điều chỉnh, bổ sung hằng năm cho phù hợp với tình hình nhân sự hằng năm.
- Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạc chiến lược là bộ phận chịu trách nhiềm triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường,
2. Chỉ đạo thực hiện:
- Phổ biến kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể CBGV-NV nhà trường, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
• Đối với Hiệu trưởng:
- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới CBGV-NV nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hàng năm theo Thông tư 12/2009-GDĐT ngày 12/05/2009.
• Đối với Phó Hiệu trưởng:
- Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những phương pháp để thực hiện.
- Tập trung tốt nhất cho việc xây dựng đội ngũ cốt cán chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo dục, sao cho năm sau cao hơn năm trước.
• Đối với tổ trưởng chuyên môn:
- Theo nhiệm vụ được phân công, tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể trong tổ.
- Tổ chức thực hiện kế hoạc trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
• Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học.
3. Tiêu chí đánh giá: Dựa trên các tiêu chứ đánh giá chất lượng trường THCS.
4. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:
- Giai đoạn: Từ năm 2010 – 1014: Xây dựng và phấn đấu giữ vừng danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia. Tháng 12 năm 2014 đề nghị công nhận lại trường đạt chẩn quốc gia.
- Giai đoạn: Từ năng 2015 – 2020: Nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia, đăng ký kiểm định đánh giá ngoài về chất lượng giáo dục ( cấp độ 3)
5. Hệ thống thông tin phản hổi.
6. Điều chỉnh chiến lược.
7. Đề xuất với địa phương và Phòng giáo dục:
Quy hoạch thêm khu sân chơi, bãi tập, tăng cường thêm cơ sở vật chất để phấn đấu kiểm tra công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia về đề nghị đánh giá ngoài.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Yên Hưng; Để báo cáo
- UBND Xã Phong Hải;
- Ban giám hiệu;
- Tổ chức các tổ chuyên môn; Đồng Văn Nhung
- Chủ tich công đoàn; Để thực hiện
- Bí thư chi đoàn trường;
- Lưu.
PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
...………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….