Giới thiệu trường 

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG THCS TÂN AN

KẾ HOẠCH

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

 

      Trường THCS Tân An thành lập từ tháng 8 năm 2000. theo Quyết định số 251/KHTVngày 26 tháng 7 năm 2000 của Sở Giáo dục-Đào tạo Quảng Ninh. Khi mới thành lập nhà trường chỉ có 02 phòng học và 01 phòng chờ, với 4 lớp và 156 học sinh, Trải qua 10 phát triển xây dựng và trưởng thành với vô vàn khó khăn và thử thách. Song, nhờ có sự chỉ đạo sát sao của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền và sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của Phòng GD&ĐT Yên Hưng; sự đồng thuận và vào cuộc của các thế hệ PHHS cùng với ý chí quyết tâm, đoàn kết phấn đấu, nỗ lực vươn lên của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường, trường THCS Tân An đã từng bước phát triển về mọi mặt. Hiện nhà trường đã và đang tiếp tục từng bước phát triển bền vững, ngày càng khẳng định và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đã và sẽ trở thành một địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh học sinh.

    Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 nhằm định hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển của nhà trường. Đây chính là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và chương trình hành động của tập thể CB, GV, NV cũng như các thế hệ học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Tân An là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước trong thời kỳ CNH&HĐH.

I. TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG

1- Môi trường bên trong:

a. Điểm mạnh.

* Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên:

- Tổng số CB, GV, NV: 26; Trong đó: CBQL: 02, GV: 20, Nhân viên: 4

- Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, trong đó có 42% trên chuẩn.

- Công tác tổ chức quản lý của BGH: nhiệt tình, trách nhiệm, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Tích cực trong công tác tham mưu với các cấp, các ngành để từng bước xây dựng CSVC nhà trường nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu chính trị hàng năm . Xây dựng kế hoạch công tác có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức, triển khai, kiểm tra đánh giá sâu sát. Được sự tin tưởng của cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên: nhiệt tình, đoàn kết và biết chia sẻ trách nhiệm, hợp tác gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển. Có lực lượng giáo viên cốt cán được khẳng định về chuyên môn nghiệp vụ ở các cấp huyện và tỉnh, được phụ huynh học sinh tín nhiệm.

* Chất lượng học sinh: Năm học 2010 - 2011

Hạnh kiểm:

Xếp loại tốt: 121 h/s = 45,8%

Xếp loại khá: 127 h/s = 48,1%

Xếp loại TB: 16 h/s = 6,1%

Học lực:

Xếp loại giỏi: 19 h/s = 7,2%

Xếp loại khá: 87 h/s = 33,0%

Xếp loại TB: 145 h/s = 55,0 %

Xếp loai Yếu: 12 h/s = 4,5%

Xếp loai Kém: 01 h/s = 0,4%

- Chất lượng giáo dục mũi nhọn:

+ Học sinh giỏi cấp huyện: 11 em

* Về cơ sở vật chất:

+ Phòng học: 12 phòng.

+ Phòng Thiết bị dạy học: 01

+ Phòng Y tế: 01 phòng.

+ Phòng Hiệu bộ và chức năng: 03 phòng.

Cơ sở vật chất mới đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của việc dạy và học trong giai đoạn hiện tại. Cảnh quan môi trường luôn xanh - sạch - đẹp - an toàn.

b. Điểm hạn chế:

- Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu:

+ Tính sáng tạo chưa cao, đôi khi còn thiếu quyết liệt trong công tác điều hành.

+ Chưa bồi dưỡng được nhiều lực lượng giáo viên có tay nghề cao để đáp ứng với yêu cầu thực tế của nhà trường, phân công tác còn có những bất cập do năng lực của một số giáo viên.

- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: Một số ít giáo viên cao tuổi, tiếp cận và ƯD CNTT còn hạn chế; chất lượng đội ngũ chưa thực sự đều tay, còn một số ít giáo viên - nhân viên chưa thực sự say sưa tâm huyết trong công việc; số lượng giáo viên mũi nhọn còn mỏng.

- Chất lượng học sinh: Tỷ lệ học sinh các lớp đầu cấp bị rỗng kiến thức còn tương đối cao; một số HS còn ham chơi, lười học.

- Cơ sở vật chất: Nhà trường chưa có các phòng học bộ môn, phòng chức năng: Phòng họp hội đồng, phòng làm việc cho các bộ phận chức năng cũng như các tổ chuyên môn ...... Nhà trường chưa có sân GDTC, chưa có nhà đa năng phục vụ cho các hoạt động giáo dục…

2. Thời cơ:

- Được sự quan tâm thường xuyên của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương; sự đồng thuận vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể của xã .

- Được phụ huynh và học sinh tín nhiệm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục học sinh.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá tốt.

3. Thách thức:

- Là đơn vị phải thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS ở xã còn có nhiều khó khăn về kinh tế, sự quan tâm của cha mẹ học sinh chưa thường xuyên, có nhiều tác động tiêu cực của xã hội

- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và của xã hội trong thời kỳ hội nhập.

- Khả năng sáng tạo và ƯD CNTT, trình độ Ngoại ngữ của CBGV-NV.

- Sự cạnh tranh lành mạnh của các trường THCS lân cận địa bàn.

- Cơ sở vật chất - thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục.

4. Xác định các vấn đề ưu tiên:

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh; đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy - học và quản lý; tăng cường các tổ chức hoạt động tập thể.

- Xây dựng, nâng cấp đủ CSVC theo hướng "kiên cố hoá - hiện đại hoá" và muasắm mới trang thiết bị hiện đại để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Cải tạo cảnh quan nhà trường khang trang - sạch - đẹp, tạo dựng môi trường an toàn và thân thiện.

- Thực hiện đánh giá các hoạt động của nhà trường về công tác quản lý và giảng dạy theo bộ tiêu chuẩn đã quy định.

II. SỨ MỆNH, CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI VÀ TẦM NHÌN

1. Sứ mệnh:

Tạo dựng được môi trường học tập thân thiện, nền nếp - kỷ cương và có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển hết tài năng của mình.

2. Các giá trị cốt lõi:

- Tinh thần đoàn kết.

- Tinh thần trách nhiệm.

- Tính trung thực.

- Lòng tự trọng - Tình nhân ái.

- Sự hợp tác.

- Tính sáng tạo.

- Khát vọng vươn lên.

3. Tầm nhìn:

Phấn đấu là một trong những trường có chất lượng cao của huyện Yên Hưng. Nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn lên.

III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG

1- Mục tiêu:

1.1. Các mục tiêu tổng quát:

Xây dựng nhà trường THCS Tân An đạt chuẩn Quốc gia gia đoạn 2010-2015, là trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

1.2. Các mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu ngắn hạn: Duy trì và nâng cao chất lượng hiện trạng. Đầu tư xây thêm CSVC: khu hiệu bộ, phòng học bộ môn, sân GDTC..., khẳng định thương hiệu nhà trường trên địa bàn của huyện.

- Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2015 hoàn thành xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia theo tiêu chuẩn 5 của trường THCS thuộc dự án xây dựng nông thôn mới. Giữ vững phổ cập THCS và hoàn thành phổ cập THPT.

- Mục tiêu dài hạn: Đến năm 2020, phấn đấu đạt được các mục tiêu sau:

+ Chất lượng giáo dục được khẳng định trong tốp những trường có chất lượng của Thị xã Quảng Yên

+ Duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2015-2020.

2- Chỉ tiêu:

2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên:

- Phấn đấu đến năm 2015 có 85% CB-GV-NV được đánh giá khá - giỏi về năng lực chuyên môn từ cấp trường trở lên, trong đó có 40% đạt giỏi cấp huyện và cấp tỉnh.

- 100% giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy và công tác. Có trên 40% trở lên số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin.

-100% các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn đạt trình độ đại học.

2.2. Học sinh:

- Qui mô:

Giai đoạn 2011-2015:

Duy trì lớp học: 08 lớp. Học sinh: 300 học sinh.

Giai đoạn 2015-2020:

Số lớp: Từ 9 lớp (năm 2016) đến 12 lớp ( năm 2020) Học sinh: Từ 310 hs đến 420 hs

- Kế hoạch huy động: Hàng năm huy động 100% số học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6; Đảm bảo duy trì sĩ số từ 99% trở lên.

- Chất lượng học tập:

+ Trên 50% học lực khá, giỏi (20% học lực giỏi).

+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 3% ; không có học sinh kém.

+ Tỷ lệ TN THCS đạt 100 %.

+ Thi học sinh giỏi : Cấp huyện trên 50% HS dự thi đạt giải;

Cấp tỉnh trên 50% HS dự thi đạt giải.

+ Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào THPT đạt: 80% trở lên.

- Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống:

+ Chất lượng đạo đức: 96% hạnh kiểm khá, tốt.

+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện.

2.3. Cơ sở vật chất:

- Xây mới 04 phòng học bộ môn và nhà hiệu bộ đủ các phòng chức năng theo tiêu chí trường chuẩn. Xây dựng nhà để xe giáo viên, sân GDTC. Năng cấp cổng trường, tường rào.

- Cải tạo 12 phòng học, tiếp tục đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ dạy học hiện đại, phấn đấu đạt tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia về cơ sở vật chất theo yêu cầu của giai đoạn mới.

- Cải tạo, khuôn viên nhà trường đảm bảo môi trường sư phạm “xanh -sạch -đẹp”.

- Đủ công trình vệ sinh tự hoại cho giáo viên và học sinh.

2.4.Chỉ tiêu thi đua:

- Trường: duy trì giữ vững danh hiệu tập thể Tiên tiến và phấn đấu đạt danh hiệu tập thể Tiên tiến xuất sắc; cơ quan văn hoá.

- Chi bộ đạt tổ chức đảng trong sạch vững mạnh.

- Các tổ chức: Công đoàn, Chi đoàn, Liên đội đạt Vững mạnh xuất sắc.

- Có ít nhất 02 tổ đạt tổ Tiên tiên xuất sắc, các tổ còn lại đạt Tiên tiến.

- Hàng năm có từ 85% lao động Tiên tiến trở lên, trong đó có 25% CB, GV đạt danh hiệu CSTĐ cơ sở.

3. Phương châm hành động :

“Chất lượng giáo dục là uy tín, danh dự của nhà trường”

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Các giải pháp chung :

- Tuyên truyền trong CBGV và học sinh về nội dung kế hoạch chiến lược trên mọi phương tiện thông tin, lấy ý kiến để thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, nhân viên trong trường theo các nội dung của Kế hoạch chiến lược. Phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí của toàn trường để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

- Xây dựng Văn hoá nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu ở trên.

- Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường với các cơ quan, đoàn thể doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng.

2. Các giải pháp cụ thể :

2.1 Thể chế và chính sách:

- Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài.

- Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế về mọi hoạt động trong trường học mang tính đặc thù của trường đảm bảo sự thống nhất.

2.2 Tổ chức bộ máy:

- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí lao động hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng CB, GV, NV để đáp ứng với yêu cầu công tác, giảng dạy của nhà trường.

- Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn trong trường.

- Kiện toàn các tiểu ban để giúp việc cho nhà trường trong từng lĩnh vực hoạt động.

- Kiện toàn Ban Thanh tra nhân dân trường học, xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra thường xuyên bằng nhiều hình thức. Tổ chức rút kinh nghiệm sau kiểm tra. Phấn đấu 100% giáo viên phải được kiểm tra ít nhất 01 lần trong năm học.

2.3 Công tác đội ngũ :

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, Ngoại ngữ , có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

- Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc.

- Định kỳ đánh giá và ghi nhận chất lượng hoạt động của cán bộ giáo viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả đối với sự phát triển của nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những CB, GV, NV có thành tích xuất sắc.

- Đầu tư có trọng điểm để phát triển đội ngũ CB, GV, NV đầu đàn, cán bộ GV trẻ, có tài năng bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.

- Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường.

2.4. Nâng cao chất lượng giáo dục:

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Tăng cường giáo dục truyền thống, tuyên truyền giáo dục về phòng chống tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, giáo dục dân số và vệ sinh môi trường; thực hiện tốt giáo dục thể chất. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

- Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới giáo dục. Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS.

2.5. Cơ sở vật chất:

- Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư nâng cấp CSVC, phấn đấu có đủ phòng học, phòng bộ môn theo tiêu chí về giáo dục của dự án xây dựng nông thôn mới, đáp ứng các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn Quốc gia trong giai đoạn mới.

- Đầu tư có trọng điểm để hiện đại hoá các phòng học, phòng học bộ môn, khu làm việc của CB, GV, NV, sân chơi bãi tập của học sinh.

- Tiếp tục đầu tư máy tính và các thiết bị đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT, xây dựng mạng thông tin quản lý giữa giáo viên, các tổ chuyên môn với nhà trường liên thông qua hệ thống nối mạng Lan và Internet.

2.6. Kế hoạch - tài chính:

- Thực hiện nghiêm túc chế độ thu chi tài chính theo luật ngân sách và quy chế chi tiêu nội bộ, công khai theo quy định.

- Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hoạch toán và minh bạch các nguồn thu, chi.

2.7 Tổ chức hoạt động Đoàn - Đội và các tổ chức đoàn thể khác:

- Duy trì tốt hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội. Tổ chức tốt các phong trào thi đua thường xuyên, các hoạt động văn hoá - văn nghệ - TDTT…Tích cực duy trì nề nếp, cải tiến các hoạt động để có ý nghĩa thiết thực trong phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Công đoàn làm nòng cốt trong phong trào thi đua của giáo viên, phối hợp tốt với nhà trường trong việc động viên CB, GV, NV thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ; thực hiện đầy đủ, kịp thời mọi chế độ chính sách, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên.

2.8.Công tác xây dựng Đảng

Củng cố chi bộ vững mạnh, làm tốt công tác xây dựng Đảng, kết nạp từ 1 đến 2 Đảng viên mới trong mỗi năm học. Phấn đấu có 50 đến 65% CB, GV, NV là Đảng viên.

2.9. Công tác xã hội hoá:

- Làm tốt công tác tuyên truyền, tích cực tham mưu với các cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương đổi mới nhận thức về giáo dục, tích cực đầu tư cho giáo dục, làm tốt công tác khuyến học - khuyến tài thông qua việc tổ chức hội nghị khuyến học hàng năm.

- Tham mưu với UBND xã, thoả thuận thống nhất với Ban đại diện CMHS hàng năm để huy động nguồn kinh phí xã hội hoá giáo dục hỗ trợ nhà trường.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân.

- Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện CMHS trong việc huy động và giáo dục học sinh. Tích cực tuyên truyền cho Ban đại diện CMHS tham gia BHYT, BHTT cho học sinh và tổ chức tốt hoạt động YTHĐ.

- Phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội ủng hộ và phối hợp trong công tác giáo dục.

V. VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN THAM GIA

1. Phổ biến kế hoạch chiến lược:

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, Ban đại diện CMHS, học sinh và các tổ chức, cá nhân quan tâm đến nhà trường.

2. Tổ chức:

Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:

- Giai đoạn 1: Từ năm 2011 - 2015: Xây dựng CSVC đảm bảo theo tiêu chí trường THCS đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2011-2015. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Giai đoạn 2: Từ năm 2015 - 2020: Giữ vững trường THCS đạt chuẩn Quốc gia . Năng cao chất lượng GD toàn diện, phát triển chất lượng mũi nhọn, phấn đấu trường có chất lượng cao của Thị xã .

4. Đối với Hiệu trưởng:

- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng CB, GV, NV nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể:

+ Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch chiến lược chung cho toàn trường.

+ Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình nghiên cứu lớn có liên quan đến đơn vị.

+ Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hàng năm của toàn trường và thực hiện kế hoạch chiến lược của toàn trường theo từng giai đoạn phát triển.

5. Đối với Phó Hiệu trưởng:

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.

6. Đối với Tổ trưởng chuyên môn:

- Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm.

- Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực.

- Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển của tổ, hợp tác với các tổ chức trong nhà trường.

7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên:

- Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

8- Đối với học sinh:

- Không ngừng học tập, tích cực tham gia hoạt động để sau khi tốt nghiệp THCS có kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học Trung học hoặc học nghề.

- Ra sức rèn luyện đạo đức để trở thành những người công dân tốt.

9. Ban đại diện cha mẹ học sinh:

- Tăng cường giáo dục gia đình, quan tâm đúng mức đối với con em, tránh “khoán trắng” cho nhà trường.

- Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh thực hiện một số mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

10. Các Tổ chức Đoàn thể trong trường:

- Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

- Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để có thể thực hiện tốt kế hoạch chiến lược của nhà trường.

11- Kiến nghị với các cơ quan hữu trách:

- Đối với Phòng GD&ĐT huyện Yên Hưng:

+ Phê duyệt Kế hoạch chiến lược và tạo điều kiện thuận lợi cho trường, giúp nhà trường thực hiện nội dung theo đúng Kế hoạch các hoạt động của nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển.

+ Hỗ trợ về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

- Đối với UBND xã Tân An, UBND huyện Yên Hưng: Có cơ chế đầu tư xây dựng CSVC theo các tiêu chí giáo dục của dự án phát triển nông thôn mới để nhà trường thực hiện Kế hoạch chiến lược./.

PHÒNG GD&ĐT YÊN HƯNG

        TRƯỞNG PHÒNG                                                   HIỆU TRƯỞNG

   

 

              Đỗ Đình Thế                                                           Lê Văn Tiết