PHƯƠNG HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2020-2025
KẾ HOẠCH
Chiến lược phát triển trường Mầm non Tiền An
giai đoạn 2020-2025. Tầm nhìn đến năm 2030
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Trường Mầm non Tiền An nằm trên địa bàn thôn Núi Đanh, xã Tiền An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thị xã 6 km về phía Tây, trường được thành lập theo Quyết định số 1424/QĐ-UB ngày 22/8/2005 của UBND huyện Yên Hưng (nay là thị xã Quảng yên). Những năm đầu thành lập, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, thiếu phòng học, phải học nhờ nhà văn hóa thôn, khu trung tâm được Uỷ ban nhân dân xã nhượng lại trụ sở làm việc, sân trường lụt lội. Mặc dù vậy, trong những năm qua nhà trường đã từng bước khẳng định vị trí của mình và khắc phục mọi khó khăn triển khai thực hiện đầy đủ, có chất lượng các hoạt động giáo dục, các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành, tham gia tích cực các hoạt động xã hội, từ thiện.
Năm 2010, trường được đầu tư xây dựng mới trên diện tích đất 5.147.3 m2 bao gồm 08 phòng học và các phòng chức năng cùng với hệ thống trang thiết bị khá hiện đại, đồng bộ đáp ứng cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ của nhà trường.
Năm 2013 trường Mầm non Tiền An được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh công nhận trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia theo Quyết định số: 2257/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2013; Năm 2015 trường được Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 theo Quyết định số 4487/QĐ-SGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2015.
Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục thế hệ trẻ thành những con người có đủ các phẩm chất, đạo đức, năng lực sáng tạo để đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với tinh thần đó trường Mầm non Tiền An xây dựng đề án phát triển giáo dục giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng để ra các quyết sách của Hội đồng trường trong công tác giáo dục tại địa phương.
Xây dựng và triển khai kế hoạch đề án là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục mầm non, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục xã nhà phát triển theo kịp các yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương, của đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Trên cơ sở tình hình thực tế nhà trường xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm định hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển của nhà trường để đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp GD&ĐT, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội.
PHẦN II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
* Những căn cứ cơ sở pháp lí:
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 19/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025;
- Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non; Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
- Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non;
I. TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG
1. Điểm mạnh
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, các ban ngành đoàn thể của địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quảng Yên trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
- Nhà trường có khu vui chơi phát triển vận động thuận tiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động phát triển thể chất. Môi trường xung quanh trường lớp sạch, đẹp, an toàn cho trẻ tham gia các hoạt động, đồ dùng đồ chơi ngoài trời đa dạng, phong phú.
1.1. Công tác quản lý
- Nhà trường lập kế hoạch hoạt động khoa học, cụ thể, rõ ràng, có tính khả thi, thực hiện đúng tiến độ. Chỉ đạo các đoàn thể, tổ khối xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt.
- Phân công hợp lý cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo qui định của Điều lệ Trường Mầm non và Pháp lệnh Cán bộ Công chức.
- Tổ chức hoạt động có nề nếp theo kế hoạch, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, quy trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của cấp trên. Thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, không cắt xén chương trình.
- Tổ chức và quản lý tốt các hoạt động hành chính, tài chính. Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, quy chế dân chủ, kiểm tra nội bộ và thực hiện đổi mới công tác quản lý. Quan hệ công tác, lề lối làm việc trong nhà trường có nề nếp.
- Thực hiện tốt việc bảo quản tài sản của trường, nâng cao việc sử dụng tài sản, cơ sở vật chất trong nhà trường, thực hiện tốt công tác kiểm kê tài sản, có đầy đủ sổ theo dõi tài sản, có kế hoạch kiểm tra, tu sửa, bổ sung tài sản, trang thiết bị phục vụ dạy học.
- Lưu trữ đầy đủ và khoa học các hồ sơ, sổ sách phục vụ công tác quản lý của nhà trường.
- Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động theo qui định hiện hành.
- Thường xuyên tổ chức và duy trì các phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và qui định của nhà nước.
1.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
1.2.1.Số lượng:
- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 41 đ/c (39 nữ)
Trong đó:
Viên chức CBQL: 03 đ/c
Viên chức Giáo viên: 26 đ/c
Viên chức Nhân viên: 02 đ/c (01 y tế, 01 kế toán)
Hợp đồng: 10 đ/c (nhân viên dinh dưỡng: 6; nhân viên bảo vệ: 02; nhân viên lao công: 02).
1.2.2.Chất lượng:
- Trình độ chuyên môn:
+ Cán bộ quản lý: Đại học 03
+ Giáo viên: Đại học 23; Cao đẳng 03
+ Nhân viên: Đại học 02
Tổng số viên chức có trình độ Đạt chuẩn 3/31đ/c, tỷ lệ 9,7%; Trên chuẩn 28/31đ/c tỷ lệ 90,3%
1.3. Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục và kết quả giáo dục
1. 3.1.Chương trình giáo dục
- Thực hiện tốt chương trình GDMN do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
- Chỉ đạo giáo viên dự kiến các chủ đề trong năm học, xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình, xây dựng ngân hàng hoạt động theo chủ đề, thực hiện tốt chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ.
- Triển khai và thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi, đưa 120 chỉ số vào trong các chủ đề dạy trẻ, xây dựng bộ công cụ và phiếu đánh giá để khảo sát trẻ cuối mỗi chủ đề. Tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.
- Giáo viên nhiệt tình yêu nghề mến trẻ có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao. Thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non, có năng lực và kỹ năng sư phạm thực hiện tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
- Tổ chức cho CBQL, GV tham gia học BDTX, xây dựng kế hoạch và thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
- Thực hiện đánh giá kiểm định chất lượng mầm non theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non; Ra quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá, xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong Hội đồng tự đánh giá thực hiện theo kế hoạch đề ra.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho trẻ phù hợp với tình hình thực tế tại trường, địa phương.
- Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh nắm nội dung các tiêu chí trong bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi để kiểm tra trẻ tại gia đình. Đây là sự phối hợp chặt chẽ nhất để giúp trẻ phát triển toàn diện và làm tiền đề bước vào lớp 1.
1.3.2. Chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng
- Thực hiện tốt chế độ chăm sóc trẻ, có kế hoạch tuyên truyền với phụ huynh về công tác chăm sóc trẻ tại gia đình để giảm tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi. Đảm bảo an toàn không để tai nạn thương tích xảy ra trong nhà trường. Phòng chống các dịch bệnh cho trẻ.
- Thường xuyên nhắc nhở và cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn cơm và sau khi đi tiểu tiện, đảm bảo phòng lớp ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
- 100% trẻ được theo dõi và khám sức khỏe định kỳ. Có các biện pháp phòng chống không để dịch bệnh lây lan trong trường, rèn trẻ kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân và giữ gìn sức khỏe.
- Phối hợp với phụ huynh đề ra các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, phấn đấu giảm tối đa trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi so với đầu năm học.
- Nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh về kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học, phòng chống các loại bệnh thường gặp ở trẻ.
1.3.3.Tổ chức các hoạt động khác
-Tiếp tục duy trì thực hiện tốt cuộc vận động“Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ”, các phong trào “Hai không”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; “Quy định về chính sách dân số”; “Gia đình nhà giáo văn hóa”; “An toàn giao thông”...
- Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”; xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
- Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi. (PCGDMNTNT) Huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp. Duy trì giữ vững đạt chuẩn PCGDMNTNT cho những năm tiếp theo.
- Tham gia các phong trào thi đua các cấp tổ chức.
- Thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra nội bộ trong nhà trường.
- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ, Quy chế chi tiêu nội bộ.
- Thực hiện nghiêm túc Ba công khai theo Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của Hệ thống Giáo dục quốc dân;
1.4. Các tổ chức, đoàn thể và Hội đồng trong nhà trường
- Hội đồng nhà trường: Được tổ chức đúng theo Điều lệ trường mầm non, có phân công nhiệm vụ các thành viên và hoạt động theo chức năng nhiệm vụ. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ năm học theo quy chế tập trung dân chủ và đúng theo Điều lệ trường mầm non.
- Tổ chức Đảng, các đoàn thể
+ Chi bộ: Trường có chi bộ độc lập gồm 11 đảng viên. Chi bộ đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, nhà trường thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong từng năm học, hàng năm liên tục xếp loại chi bộ trong sạch vững mạnh, được Đảng bộ tặng giấy khen.
+ Công đoàn: Công đoàn đã kết hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động chuyên môn, các phong trào thi đua, các phong trào văn hoá văn nghệ, hỗ trợ ngày công, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.
Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB, GV, NV) trong nhà trường; luôn tạo khối đoàn kết, thân thiện giúp nhau trong công tác, duy trì và cũng cố đơn vị văn hoá, gia đình gương mẫu. Công đoàn nhiều năm liền đạt công đoàn vững mạnh.
+ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Hoạt động có nền nếp, thể hiện vai trò của mình trong việc đi đầu trong các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và nhiều năm liền đạt chi đoàn cơ sở vững mạnh.
1.5. Chất lượng học sinh
- Tổng số trẻ huy động:
+ Nhà trẻ: 68/215 cháu đạt tỷ lệ 31,6%
+ MG: 375/391 cháu đạt tỷ lệ 96%. Trong đó:
Trẻ 3 tuổi: 99/115 cháu đạt 87%
Trẻ 4 tuổi: 130/130 cháu đạt 100%
Trẻ 5 tuổi: 146/146 cháu đạt 100%
Tỷ lệ chuyên cần: trẻ 5 tuổi 100% , trẻ 3- 4 tuổi và nhà trẻ 98- 98,5%
1.6. Cơ sở vật chất
- Trường có 1 điểm trường/ 13 nhóm lớp
Khuôn viên nhà trường: có tường rào bao quanh được xây bằng gạch, rào sắt, ngăn cách với bên ngoài. Có cổng, biển tên trường đúng theo quy định của Điều lệ trường mầm non.
- Là trường mầm non sạch đẹp, được phụ huynh tin yêu gửi con và đánh giá cao về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
2. Điểm hạn chế
- Tổ chức quản lý của BGH nhà trường: Công tác bồi dưỡng đội ngũ còn có hạn chế nhất định
- Chất lượng đội ngũ: Giáo viên còn thiếu so với quy định
- Một số giáo viên còn hạn chế khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ
- Cơ sở vật chất:
Do số trẻ ra lớp đông, phòng học thiếu dẫn đến tình trạng 5 lớp phải học nhờ phòng làm việc của khu hiệu bộ của nhà trường không đảm bảo diện tích, có lớp vượt quá số trẻ theo quy định tại Thông tư 06.
3. Thời cơ
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các Ban ngành đoàn thể trong địa phương. Đặc biệt là sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã; Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh.
- Được Ban đại diện cha mẹ học sinh tín nhiệm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục học sinh.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, nhiệt tình được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm tốt
4. Thách thức
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa đáp ứng kịp thời theo yêu cầu dạy học.
- Chất lượng của một số giáo viên chưa thực sự đổi mới trong công tác soạn giảng.
- Yêu cầu của xã hội và phụ huynh ngày càng cao về chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập; Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và liên tục được nâng cao.
5. Xác định được vấn đề ưu tiên
- Xây dựng nhà trường phải thực sự là một trường chất lượng gắn với lộ trình duy trì trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm và đánh giá sự phát triển của trẻ theo theo 5 lĩnh vực: Đức, trí, thể, mỹ và phát triển tình cảm xã hội theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
- Nâng cao chất lượng chăm sóc bảo vệ an toàn tuyệt đối cho trẻ.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học và công tác quản lý.
- Đổi mới công tác quản lý, áp dụng có hiệu quả các bộ chuẩn vào việc đánh giá Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, đánh giá giáo viên. Tiếp tục thực hiện tốt công tác phổ cập trẻ 5 tuổi.
- Đổi mới công tác giáo dục, tăng cường rèn luyện kỹ năng sống, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, luật an toàn giao thông cho trẻ….
- Duy trì có hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD), tích cực thực hiện công tác tham mưu có hiệu quả để bổ sung cơ sở vật chất, duy trì trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3.
II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
1. Quan điểm phát triển
- Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nồng cốt và có vai trò quan trọng”.
- Xây dựng kế hoạch “Chiến lược phát triển giáo dục” của nhà trường, được đặt trong hệ thống quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo và vận dụng một cách sáng tạo phù hợp thực tiễn giai đoạn mới.
2. Sứ mệnh
Tạo được môi trường học tập thân thiện, có phòng học thoáng mát, rộng rãi, có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy, phát triển tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ, phát triển hết tài năng của mình.
3. Tầm nhìn
Đến năm 2030 trường Mầm non Tiền An là một trường chất lượng cao có đủ cơ sở vật chất (CSVC) và trang thiết bị hiện đại.
Tiếp tục duy trì môi trường chăm sóc, giáo dục an toàn, lành mạnh, kỷ cương để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, trẻ biết sáng tạo, có năng lực tư duy.
4. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường
- Tinh thần đoàn kết - Tính sáng tạo
- Khát vọng vươn lên - Tính trung thực
- Tinh thần trách nhiệm - Tình nhân ái
- Lòng tự trọng - Vững lòng tin, tình thương và trách nhiệm.
- Sự hợp tác - Mãi phấn đấu, hướng đến tương lai.
III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
1. Mục tiêu chung
- Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, phù hợp với yêu cầu đổi mới và hội nhập. Nhà trường có đầy đủ phòng học và không còn tình trạng học sinh quá tải/lớp.
- Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong những năm tiếp theo. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao.
- Tầm nhìn đến năm 2025, có 40% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 100% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp; 100% trẻ ra lớp được học 2 buổi/ ngày, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng được nâng cao.
- Mục tiêu dài hạn:
Đến năm 2025, Trường Mầm non Hiệp Hòa phấn đấu đạt được các mục tiêu sau:
+ Được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Chất lượng giáo dục được khẳng định.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Xây dựng và phát triển đội ngũ
Mục tiêu phát triển đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phấn đấu đạt:
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 95%.
- Có trên 90% số tiết dạy hàng ngày sử dụng công nghệ thông tin.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ trên chuẩn.
- Duy trì giáo viên đạt “Giáo viên dạy giỏi cấp trường” tỷ lệ 100%, phấn đấu 70% giáo viên dạy giỏi cấp thị xã, cấp tỉnh tỷ lệ 15-20%.
- Phát triển đảng viên trong nhà trường tỷ lệ: trên 50%
- Nhà trường đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, đơn vị văn hóa cấp tỉnh.
2.2. Quản lí học sinh
* Quy mô phát triển (Số lớp, số học sinh, huy động….)
NĂM HỌC Số trẻ
trên địa bàn Huy động Số lớp Ghi chú
NT MG NT MG NT MG
2020 - 2021 215 457 71 429 3 10
2021 - 2022 235 430 81 419 3 10
2022 - 2023 232 450 80 437 3 10
2023 - 2024 210 413 80 405 3 10
2024 - 2025 200 437 75 428 3 10
* Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng
- 100% trẻ được theo dõi biểu đồ, khám sức khỏe định kỳ.
- 100% trẻ ăn bán trú tại trường.
- Giảm tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân, suy dinh dưỡng thấp còi xuống dưới 1%.
* Chất lượng giáo dục.
- 100% nhóm lớp thực hiện đúng chương trình.
- 98% trở lên trẻ nắm được các kỹ năng thông qua các hoạt động theo từng chủ đề.
- 98% trở lên trẻ đạt các chỉ số cuối độ tuổi.
Trong đó:
+ Nhà trẻ: Đạt 90 - 95%
+ Mẫu giáo: Đạt 98% trở lên.
+ Trẻ 5 tuổi: 100% trẻ đạt chỉ số theo bộ chuẩn
2.3. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật
- Làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban đại diện cha mẹ học sinh huy động các nguồn lực nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học;
- Xây dựng, nâng cấp phòng học, phòng chức năng, trang bị thêm các thiết bị phục vụ dạy học hiện đại;
- Các phòng tin học, phòng chức năng được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại.
- Xây dựng môi trường, cảnh quan sư phạm đảm bảo các tiêu chí “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”.
3. Khẩu hiệu và phương châm hành động
* Khẩu hiệu hành động: Chất lượng giáo dục là danh dự, uy tín của nhà trường
* Phương châm hành động: Nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua.
4. Các giải pháp chiến lược
4.1. Phát triển đội ngũ
- Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng cao, bảo đảm đủ các chuẩn về chính trị và chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Phấn đấu “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương về đạo đức tự học và sáng tạo” để trẻ noi theo.
Tổ chức đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên theo các chuẩn đã được ban hành.
Thường xuyên kiểm tra công tác bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực tin học và ngoại ngữ của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường.
Đổi mới công tác quản lý giáo dục trong nhà trường: Thực hiện công bằng, dân chủ, công khai trong quá trình quản lý; thực hiện phân cấp trong quản lý nhà trường và quản lý chuyên môn; thực hiện công tác quản lý một cách sáng tạo, phát huy được khả năng của giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng và phát triển nhà trường; sử dụng các phương tiện thiết bị công nghệ thông tin trong quản lý hành chính và công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Quản lý các tổ chức đoàn thể và hội đồng nhà trường; phát huy tốt vai trò và tổ chức hoạt động có hiệu quả.
Đảm bảo 100% GV trên chuẩn về trình độ đào tạo. Yêu cầu giáo viên phải thể hiện được sự sáng tạo, sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp trong dạy học và giáo dục trẻ.
Tạo môi trường làm việc thân thiện, năng động, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đều tự hào, mong muốn được cống hiến và gắn kết với nhà trường.
4.2. Đổi mới phương pháp dạy học trên quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
Tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và thực hiện chương trình giáo dục mầm non; đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường hoạt động vui chơi và các hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ, chú trọng giáo dục hình thành các thói quen phù hợp với độ tuổi của trẻ, với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và yêu cầu của xã hội.
Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy trẻ làm trung tâm tổ chức các hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm sáng tạo có hiệu quả trên cơ sở phát huy tính tích cực xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
4.3. Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ.
Tham mưu bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại, sử dụng các nguồn kinh phí tăng cường trang thiết bị dạy học, thực hiện tốt công tác duy tu, bảo dưỡng và sử dụng có hiệu quả; tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học.
Xây dựng đầy đủ các phòng học chức năng, đồ dùng trang thiết bị theo Thông tư 02/2010, duy trì trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
- Tham mưu các cấp lãnh đạo đầu tư xây dựng các phòng chức năng, trang thiết bị giáo dục... theo quy định trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
- Quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác.
- Lưu trữ các hồ sơ, sổ sách về cơ sở vật chất đầy đủ và khoa học.
4.4. Nguồn lực tài chính.
- Xây dựng kế hoạch phương án tài chính, dự toán ngân sách cần chi trong các hoạt động của trường hợp lý.
- Xin chủ trương về huy động mọi nguồn lực, mạnh thường quân, phối hợp với phụ huynh học sinh…nhằm tạo nguồn tài chính dồi dào để đủ đảm bảo chủ động thực hiện các chiến lược phát triển nhà trường.
- Nghiêm chỉnh chấp hành định mức quy định của Nhà nước. Huy động và sử dụng các nguồn vốn phải đảm bảo minh bạch và công khai.
- Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ tài chính của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm.
- Đổi mới tư duy tài chính, cơ sở vật chất. Tăng cường hiệu quả công tác quản lý tài chính, quản lý tốt nguồn thu, chủ động quản lý kế hoạch tài chính.
- Tiết kiệm các khoản chi phí để tập trung tài chính cho các chương trình phát triển của nhà trường.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ về tài chính, hạch toán minh bạch các nguồn thu, chi để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tài chính.
4.5. Hệ thống thông tin
Nhà trường xây dựng hệ thống thông tin nội bộ, nâng cấp hệ thống đường truyền Internet, mạng Lan, xây dựng quy chế sử dụng thư điện tử, website; hệ thống thông tin truyền thông trong nhà trường.
4.6. Quan hệ với cộng đồng.
Công tác xã hội hoá giáo dục, phối hợp với ban ngành, đoàn thể xã hội tăng cường công tác phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm giáo dục con em.
Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường.
4.7. Lãnh đạo và quản lý
Có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sáng, lành mạnh; tâm huyết với nghề, làm việc tận tụy với tinh thần trách nhiệm cao.
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo các tổ, hội đồng, đoàn thể trong nhà trường:
+ Định hướng dẫn dắt mọi người trên cơ sở sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường, xác định khuôn khổ của hoạt động, các giá trị, tạo động lực cho mọi thành viên cùng với việc xác định phương hướng tổng thể của trường để lựa chọn các giải pháp, tạo ra các thay đổi mang tính chiến lược.
+ Năng lực lãnh đạo của Hiệu trưởng giúp: Xác định tầm nhìn, sứ mạng, định hướng giá trị của nhà trường; xác định mục tiêu chiến lược và hoạch định chiến lược phát triển nhà trường; thu hút, tập hợp đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên;
+ Tạo môi trường, động lực để mọi người làm việc; tạo ra những thay đổi; xây dựng văn hóa trường học, kiến tạo tổ chức nhà trường, xây dựng nhà trường thành tổ chức học tập trong đó CBQL là người học dẫn đầu.
5. Đề xuất tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả
5.1. Cơ cấu tổ chức
Phổ biến chiến lược phát triển nhà trường rộng rãi, xin ý kiến của chính quyền địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo; Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
Thành lập ban chỉ đạo chiến lược, điều chỉnh kế hoạch chiến lược từng giai đoạn và từng năn học.
5.2. Chỉ tiêu đánh giá
Sử dụng bộ tiêu chí đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục và đánh giá trường đạt chuẩn quốc gia; trường học thân thiện, học sinh tích cực.
5.3. Lộ trình chỉ đạo thực hiện
5.3.1. Lộ trình chỉ đạo thực hiện chiến lược
(*) Giai đoạn 1: Từ năm 2020 đến năm 2022
a. Về chất lượng chăm sóc giáo dục:
- Phấn đấu duy trì tốt các chỉ tiêu sau:
+ 100% trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần
+ Không để xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
+ 100% trẻ được khám bệnh sức khỏe định kỳ
+ Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi xuống 1%
Trẻ suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng: trẻ được can thiệp đạt 100%
+ Trẻ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 100%. Trẻ đạt chuyên cần 98 % trở lên; Bé ngoan đạt 100%
+ 100% trẻ 5 tuổi được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
b. Chất lượng đội ngũ:
+ Có 100% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, 60 đến 70% đạt giáo viên dạy giỏi cấp thị xã; 2-5% giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
+ Có 60 - 75% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (NNGVMN) ở mức tốt; Có từ 15-25% giáo viên được xếp loại khá; 100% cán bộ quản lý xếp loại tốt.
+ Có 100% CBGV, NV đạt danh hiệu lao động tiên tiến
+ Có 15% CBGV, NV đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở
+ Có trên 50% số tiết dạy hàng ngày sử dụng công nghệ thông tin.
- Về CSVC :
+ Phấn đấu duy trì trường chuẩn quốc gia mức độ I, phát huy có hiệu quả trường đạt chuẩn quốc gia vào những năm tiếp theo
+ Tiếp tục bổ sung đồ dùng, đồ chơi thay thế đồ dùng đã cũ, hỏng cho các lớp.
(*) Giai đoạn 2: Từ năm 2023 đến năm 2025
a. Về chất lượng chăm sóc giáo dục:
- Phấn đấu duy trì tốt các chỉ tiêu sau:
+ 100% trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần
+ Không để xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
+ 100% trẻ được khám bệnh sức khỏe định kỳ
+ Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi xuống 1%
+ Trẻ suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng: trẻ được can thiệp đạt 100%
+ Trẻ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 100%. Trẻ đạt chuyên cần
98 % trở lên; Bé ngoan đạt 100%
+ 100% trẻ 5 tuổi được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
b. Chất lượng đội ngũ:
+ Có 100% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, 70% trở lên đạt giáo viên dạy giỏi cấp thị xã; từ 6-8% giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
+ Có 80-85% giáo viên đạt chuẩn NNGVMN ở mức tốt; Có từ 10-15% giáo viên được xếp loại khá theo chuẩn NNGVMN
+ Có 100% CBGV, NV đạt danh hiệu lao động tiên tiến
+ Có 15% CBGV, NV đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở
+ Tiếp cận tốt với các phương tiện, thiết bị dạy học tiên tiến.
+ Có trên 90% số tiết dạy hàng ngày sử dụng công nghệ thông tin.
c. Về CSVC :
+ Bổ sung, tu bổ các loại biểu bảng tuyên truyền
+ Tiếp tục củng cố và đẩy mạnh chất lượng giáo dục, tăng cường hệ thống CSVC, tiếp tục xây dựng hoàn thiện cảnh quan khuôn viên nhà trường
+ Tiếp tục xây dựng và đề nghị cấp trên công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I vào năm 2025, phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II, phát huy có hiệu quả trường đạt chuẩn quốc gia vào những năm tiếp theo
+ Tuyên truyền, quảng bá thương hiệu nhà trường.
+ Tổ chức tổng kết kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch chiến lược 5 năm tiếp theo.
(*) Giai đoạn 3: Tầm nhìn đến năm 2030
Duy trì trường chuẩn quốc gia và chất lượng giáo dục. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vững chắc, tiến tới thực hiện phổ cập giáo dục cho trẻ dưới 5 tuổi; có thương hiệu về “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2
5.3.2. Phân công thực hiện
(*) Đối với Hiệu trưởng
+ Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, lộ trình phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II, phát huy có hiệu quả trường đạt chuẩn quốc gia vào những năm tiếp theo.
+ Thực hiện rà soát cơ sở vật chất lên kế hoạch dự trù, cải tạo mua sắm trang thiết, đồ dùng đồ chơi tối thiểu theo quy định.
+ Tham mưu lãnh đạo các cấp về phê duyệt chủ trương và kinh phí xây dựng những hạng mục cơ sở vật chất theo quy định và bổ sung nhân sự cho trường.
+ Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
(*) Đối với Phó Hiệu trưởng
Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học
(*) Đối với tổ trưởng chuyên môn
+ Phối hợp với Chuyên môn trường trong việc triển khai các giải pháp đổi mới, cụ thể hóa việc ứng dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.
+ Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
+ Phối hợp với các đoàn thể trong trường tham mưu cho Ban giám hiệu tổ chức triển khai nhiệm vụ hàng năm đạt kết quả năm sau cao hơn năm trước.
(*) Đối với giáo viên, nhân viên
- Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
- Giáo dục trẻ
+ Đi học chuyên cần, đúng giờ; trang phục sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp lứa tuổi, thời tiết, thuận tiện khi tham gia các hoạt động.
+ Ngoan ngoãn, biết vâng lời người lớn, có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, xin phép phù hợp, không nói tục, chửi bậy. Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến của mình với cô giáo, bạn bè và những người xung quanh. Tham gia tích cực các hoạt động của nhóm/lớp và nhà trường tổ chức.
+ Không ngừng học tập, tích cực tham gia hoạt động để có kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm tiền đề khi vào lớp 1.
(*) Ban đại diện cha mẹ học sinh
+ Tăng cường giáo dục gia đình, phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục con em. Vận động phụ huynh học sinh quan tâm đúng mức đối với con em, tránh “khoán trắng” cho nhà trường
+ Hổ trợ tài chính, nhân lực, vật lực, cùng với nhà trường tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm góp phần thực hiện mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
(*) Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện của đoàn thể mình trong việc tham gia thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường.
+ Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Để thực hiện tốt kế hoạch phát triển nhà trường việc đầu tiên phải xây dựng được khối đoàn kết nội bộ đây là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng quyết định đến sự thành công của trường. Tiếp đến là triển khai các kế hoạch một cách khoa học và thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch.
Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn đến năm 2030 là tâm huyết và trí tuệ của tập thể nhằm phấn đấu xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng tốt hơn, tạo niềm tin cho phụ huynh, nhân dân toàn xã hội. Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn đến năm 2030 là văn bản định hướng cho sự phát triển nhà trường, trên cơ sở đó từng tổ chức và mỗi cá nhân nghiên cứu để điều chỉnh kế hoạch của mình cho phù hợp với sự phát triển chung nhà trường.
PHẦN IV. KIẾN NGHỊ
1. Đối với Ủy ban nhân dân thị xã
Hỗ trợ về cơ chế chính sách tài chính để nhà trường thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra.
Giải quyết tình trạng thiếu phòng học, thiếu giáo viên theo quy định.
2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
+ Phê duyệt Kế hoạch chiến lược và hỗ trợ cho trường trong thực hiện nội dung theo đúng kế hoạch các hoạt động nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển.
+ Hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch chiến lược.
+ Bổ sung cho nhà trường đủ giáo viên theo quy định
3. Đối với địa phương
+ Quan tâm, hỗ trợ về cơ sở vật chất để nhà trường xây dựng môi trường bên ngoài phong phú cho trẻ hoạt động.
Trên đây là kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2020 - 2025 của trường Mầm non Tiền An.
Kính mong các cấp lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện để nhà trường thực hiện tốt kế hoạch đề ra./.
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Hiền Hòa