CHUYÊN ĐỀ CẤP TỔ 4-5: "PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON"
Giáo dục tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ có những tình cảm, những chuẩn mực đạo đức, những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm. Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ tự lập, tự tin, tích cực, sáng tạo trong cuộc sống.
Giáo dục tình cảm - kỹ năng xã hội tạo cơ hội cho trẻ vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn gần gũi với đời sống hàng ngày của trẻ. Việc giáo dục và vận dụng tốt kỹ năng sẽ giúp trẻ có nhân cách tốt. Giáo dục kỹ năng sống còn góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ... cho trẻ.
Chuyên đề được mở tại tổ 4-5 tuổi, đây là cơ hội cho giáo viên nhà trường được tiếp cận và học hỏi những kinh nghiệm quý giá trong công tác tổ chức hoạt động phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ ở các độ tuổi:
- Nội dung giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ trong trường mầm non;
- Dự thực hành 2 giờ hoạt động phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ:
+ Lứa tuổi 4-5 tuổi: Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận
+ Lứa tuổi 5-6 tuổi: Những lời yêu thương ngọt ngào
* Một số hình ảnh của chuyên đề:
Tiết dạy: Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận của cô giáo: Bùi Thị Mến. Độ tuổi 4-5 tuổi
Tiết dạy: " Lời yêu thương ngọt ngào" của cô giáo: Nguyễn Thị Đức Hân.
Độ tuổi 5-6 tuổi