Tin mới 
  • VB Điều chỉnh chiến lược GD (2023-2026) của Hội đồng trường (21/04/2024)
    ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRƯỜNG THCS SÔNG KHOAI GIAI ĐOẠN 2021 – 2026 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
  • CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRƯỜNG THCS SÔNG KHOAI GIAI ĐOẠN 2021 -2026 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (06/10/2022)
    I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG 1. Đặc điểm tình hình địa phương: Xã Sông Khoai nằm phía đông bắc của thị xã Quảng Yên, phía bắc giáp phường Đông Mai, phía đông giáp phường Cộng Hòa, phía nam giáp xã Hiệp Hòa, phía Tây Bắc giáp phường Trưng Vương của Thành phố Uông Bí. Sông Khoai là xã thành lập từ năm 1984, được chia ra thành 2 khu với 11 thôn (Sông Khoai 1 gồm 7 thôn từ thôn 1 đến thôn 7; Sông Khoai 2 gồm 4 thôn từ thôn 8 đến thôn 11). Với diện tích tự nhiên là 1.839,76 ha; dân số 12.140 người, xã có Quốc lộ 10 đi qua khoảng 10 km, xã Sông Khoai đạt “Nông thôn mới” năm 2018, kinh tế có sự phát triển, khá ổn định, đa ngành nghề, xong chủ yếu là nông nghiệp. Trên địa bàn xã có khu Công nghiệp AMATA với diện tích 714 ha đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng, báo hiệu tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn tới.
  • Tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy trong trường học (05/11/2020)
    Thực hiện kế hoạch số 703/PGĐT-CMTHCS V/v tuyên truyền phổ biến kiến thức phòng cháy, chữa cháy của phòng giáo dục thị xã Quảng Yên cho các trường THCS trên địa bàn thị xã.
  • Hội thi cắm hoa nghệ thuật chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 20-10 (26/10/2020)
    Khi những tia nắng rực rỡ của mùa hè oi ả đang bắt đầu lụi dần để nhường chỗ cho những cơn gió se lạnh của tiết trời vào thu. Trong không khí mát lành đó, hương thơm ngọt ngào của những bông hoa đang khoe sắc toả hương; những lời ca ấm nồng như rót mật vào tai của người mẹ, người cô. Và đặc biệt hơn cả, hình ảnh về người bà, người mẹ, người cô ấy đang hiện lên thật đẹp, dịu dàng biết mấy. Phải chăng mùa thu là mùa của “hoa tháng mười”? Bởi thế mà nét mặt ai đó cũng trở nên xinh tươi, rạng ngời hơn, ôm trên mình bó hoa đẹp nhất dâng tặng cho những người phụ nữ mà mình yêu quý.
  • HỘI NGHỊ CÁN BỘ VIÊN CHỨC NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2020-2021 (26/10/2020)
    Năm học 2020-2021 đã chính thức bắt đầu được gần 1 tháng với bộn bề khó khăn cùng dịch bệnh Covid-19 diễn biến khó lường nhưng với sự sáng tạo, đồng lòng, vượt khó, thầy và trò trường THCS Sông Khoai đã và đang ổn định, duy trì và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của năm học theo cách của riêng mình. Thực hiện Công văn số 05 của Phòng GD&ĐT và LĐLĐ thị xã Quảng Yên ngày 03/9/2020 Về việc tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động năm học 2020-2021, được sự chỉ đạo của Chi bộ nhà trường. Ngày 27/9/2020 Trường THCS Sông Khoai chính thức tổ chức Hội nghị CB,VC,NLĐ năm học 2020-2021.
  • NGOẠI KHOÁ TUYÊN TRUYỀN VỀ LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG (17/09/2020)
    Ngày 14/9/2020 Được sự chỉ đạo của PGD&ĐT thị xã Quảng Yên – Công an thị xã Quảng Yên. Trường THCS Sông Khoai và trường TH Sông Khoai tổ chức hoạt động ngoại khóa tuyên truyền về an toàn giao thông cho cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường.
Giới thiệu nhà trường 

VB Điều chỉnh chiến lược GD (2023-2026) của Hội đồng trường

 ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

TRƯỜNG THCS SÔNG KHOAI GIAI ĐOẠN 2021 – 2026 VÀ TẦM NHÌN

ĐẾN NĂM 2030

C Căn cứ Chiến lược số 176/CL-THCS SK, ngày 05 tháng 12 năm 2020 của

Trường THCS Sông Khoai về Chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Sông

Khoai giai đoạn 2021-2026 và tầm nhìn đến năm 2030,

Căn cứ biên bản Hội nghị Hội đồng trường THCS Sông Khoai họp ngày

26/7/2023 Về việc rà soát, đánh giá việc thực hiện Chiến lược từ năm học 2020-

2021; 2021-2022 và năm học 2022-2023, từ đó đưa ra những điều chỉnh để thực

hiện kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ mà các cấp giao phó.

I. Kết quả thực hiện Chiến lược giáo dục giai đoạn 2020 – 2023:

A, Về hiệu quả:

1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh

Trường THCS Sông Khoai sau 3 năm thực hiện Chiến lược phát triển nhà

trường đã nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục mũi nhọn (học sinh giỏi) của

nhà trường, xong trong công tác giáo dục toàn diện (chất lượng đại trà): giáo dục

hạnh kiểm (rèn luyện) và chất lượng học lực (học tập) của nhà trường còn có hạn

chế do thực hiện song hành 2 chương trình GDPT năm 2006 (cũ) và chương trình

GDPT 2018 (mới) bắt đầu từ năm học 2021-2022. Theo mục tiêu: Giáo dục đào

tạo là phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của

người học và xây dựng một nền giáo dục mở thực học, thực nghiệp với phương

thức giáo dục hợp lý hướng tới nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến. Nhà

trường đã đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh học sinh phù

hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt

động giáo dục, hoạt động NGLL, gắn “học với hành”, lý thuyết với thực tiễn;

giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản do đó công tác giáo dục toàn

diện chưa đạt được kết quả tốt như mong muốn.

2. Xây dựng và phát triển đội ngũ

Trong những năm qua, nhà trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, giáo

viên, nhân viên đủ có phẩm chất chính trị tốt; có năng lực chuyên môn khá giỏi;

có trình độ tin học cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đội ngũ đoàn kết,

có ý thức trách nhiệm, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ; biết hợp tác, chia sẻ công

việc, gắn bó với sự phát triển nhà trường.

Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, Ban giám hiệu đã xây dựng kế

hoạch và tạo điều kiện cho các giáo viên và nhân viên Thư viện -Thiết bị tham gia

học tập đạt trình độ chuẩn; trên chuẩn về chuyên ngành đào tạo (theo Luật giáo

dục 2019). Đến nay chỉ còn 02 giáo viên và 01 nhân viên đang vừa làm vừa học

để đạt và nâng chuẩn trình độ chuyên môn.

Trong các năm học qua, trên cơ sở đánh giá xếp loại chuẩn nghề nghiệp và

xếp loại viên chức hàng năm, Chi bộ, nhà trường và tổ chuyên môn đã xây dựng

kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ hàng năm học xác thực, phù hợp với tình hình thực tế

để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu thực tế của giáo

dục và nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội.

Tỷ lệ thày cô đạt các danh hiệu thi đua: Lao động tiên tiến đều đạt từ

85,2% trở lên đến 100%. Tỷ lệ viên chức đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở và khen

cao hàng năm của nhà trường đều đạt tỷ lệ cao và được các cấp và ngành ghi nhận

Trong 2 năm qua nhà trường đều có giáo viên vi phạm pháp lệnh dân số KHHGĐ

(không HT nhiệm vụ); không có nhà giáo nào bị vi phạm đạo đức nhà giáo.

3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục

Được sự quan tâm của các cấp, cơ sở vật chất nhà trường đã được tu sửa

chữa, bổ sung và nâng cấp theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá theo tiêu chí của

trường đạt chuẩn KĐCL giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia.

Trường có 02 khu nhà 3 tầng (khu học đường và khu hiệu bộ), đủ diện tích đất sử

dụng cho học sinh theo quy định.

Nhà trường có đủ số phòng học kiên cố và có 9 phòng bộ môn, tất cả các

phòng học và phòng học bộ môn đã đảm bảo đủ bàn ghế, bảng, hệ thống CNTT,

thiết bị chuyên dụng, máy chiếu, hệ thống mạng intenet... đặc biệt có 01 phòng

học đa năng có hệ thống ti vi, màn ảnh rộng, kết nối trực tuyến, có đủ đèn điện

ánh sáng, có quạt mát về mùa hè, đảm bảo ấm về mùa đông để phục vụ dạy học

và công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

Nhà trường đang tích cực tham mưu, đề nghị với các cấp và từng bước huy

động xã hội hóa giáo dục để nhà trường có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo

chương trình GDPT 2018, tăng cường CSVC nhà trường, hệ thống CNTT thông

minh hiện đại, chuyển đổi số trong giáo dục để đảm bảo điều kiện cho giáo viên

và học sinh tổ chức hoạt động dạy – học và các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu

cầu “đổi mới” giáo dục và đào tạo hiện nay.

4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin

Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối Internet đáp ứng yêu cầu quản lý

và dạy học:

Trường có 05 máy tính dùng cho cán bộ quản lý và văn phòng đã kết nối

internet để phục vụ cho công tác quản lý; 01 phòng tin học với 20 máy tính dùng

cho học sinh học tập (hiện tại đã hết thời gian khấu hao, máy tính cũ, cấu hình

thấp.. sử dụng gần như không được, rất chậm). Nhà trường đang chờ cấp phát

(mua sắm) từ đăng ký nhu cầu TBDH tối thiểu theo chương trình GDPT mới

hàng năm học.

Nhà trường đầu tư sử dụng 02 gói hệ thống mạng VTVN và Viettel cáp

quang để kết nối internet phục vụ cho công tác quản lý và hoạt động dạy và học

của giáo viên và học sinh. Xong do địa bàn địa lý việc kết nối mạng intenet tại

khu học đường 3 tầng phục vụ cho hoạt động dạy và học còn chưa được tốt (hay

bị yếu, nghẽn tắc, thường xuyên phải sửa chữa, sử dụng hệ thống kích mạng...)

Trường đã có Website của nhà trường, có các phần mềm cùng chung với

việc sử dụng của toàn ngành để CBQL, giáo viên, nhân viên được tham gia phục

vụ công việc, quản lý, dạy học, khai thác tư liệu, bồi dưỡng đội ngũ: Như các

trang truonghocketnoi.vn, kiểm định chất lượng, Smas; CSDL, P.mềm phổ cập

GD; phần mềm quản lý tài chính Misa, quản lý Tài sản công; Cổng thông tin

điện tử của ngành (Phòng GD&ĐT)…, hoạt động thường xuyên, hỗ trợ đắc lực

cho cho công tác quản lý của nhà trường và giảng dạy, học tập của giáo viên và

học sinh.

5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục:

Nhà trường đã thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời

sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tạo điều kiện thuận lợi

cho giáo viên trong công tác giáo dục.

Nhà trường đã tham mưu với các cấp (thị xã và Phòng GD&ĐT) đầu tư đầu

tư xây dựng: Sửa chữa lớn cho trường, nâng cấp nhà vệ sinh học sinh; thay thế

toàn bộ hệ thống cửa sổ, cánh cửa khu nhà học 3 tầng với kinh phí gần 700 triệu

đồng. Nhà trường cũng đã huy động các tổ chức, cá nhân, Hội cha mẹ học sinh

nhà trường ủng hộ: Các trang thiết bị; khẩu trang; kít tec; dung dịch, cồn sát

khuẩn.. phòng chống dịch bệnh Covid 19; Rèm mành treo cửa các phòng, lớp

học; Hệ thống ô dù che cho các hoạt động ngoại khóa; Khung treo giàn hoa giấy

trước cửa các lớp học; Chậu hoa, cây cảnh, ghế đá... để từng bước cải tạo và

nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ tốt cho việc dạy học và tổ

chức các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Nhà trường đã kết hợp chặt chẽ với chính quyền, các đoàn thể địa phương

và Hội cha mẹ học sinh để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn.

6. Xây dựng thương hiệu:

Nhà trường đã xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà

trường. Trong các năm học qua (nhất là từ tháng 8 năm 2020 sau khi tách cơ sở lẻ

Sông Khoai 2) tuy cùng chung sự ảnh hưởng của dại dịch Covid 19, xong dưới sự

chỉ đạo của Chi bộ đảng, nhà trường luôn quan tâm chú trọng đến chất lượng,

hiệu quả giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục hướng tới “Nhà trường hạnh

phúc” đặc biệt là chất lượng mũi nhọn; tỷ lệ học sinh giỏi các cấp; Sản phẩm (đề

án) thi khoa học kỹ thuật (Sáng tạo Thanh TN; Khởi nghiệp...) của nhà trường

luôn đạt kết quả cao, tỷ lệ học sinh đỗ vào trường THPT công lập luôn đứng ở tốp

đầu 5 trường (vị trí thứ 4;5)/ trong 20 trường THCS của toàn thị xã. Hoạt động

thể dục thể thao của nhà trường cũng có nhiều cố gắng, một số môn như: Đá cầu;

Bóng đá thiếu niên .. đạt nhiều thành tích cao trong các giải thi đấu, hội khoẻ Phù

đổng cấp thị xã, cấp tỉnh.

Bên cạnh đó nhà trường thực hiện tốt phong trao “Xây dựng trường học

thân thiện, học sinh tích cực” với việc tổ chức các nội dung hoạt động ngoài giờ,

hoạt động ngoại khoá phong phú, tạo sân chơi bổ ích cho học sinh và góp phần bổ

trợ kiến thức cho các môn học, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức, giáo dục

pháp luật cho học sinh, thu hút 100% học sinh và động viên được số lượng lớn

phụ huynh học sinh tham gia.

Bước đầu trường đã xây dựng được cảnh quan nhà trường được xanh- sạch

đẹp, an toàn. Từng bước khảng định được uy tín, vị thế của nhà trường trong khu

vực và trong toàn thị xã.

B. Khó khăn và tồn tại:

Đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường luôn thiếu cục bộ hàng năm học.

Một bộ phận giáo viên thực hiện “đổi mới” phương pháp dạy học, “đổi mới”

kiểm tra đánh giá học sinh chưa đồng bộ, một số ít giáo viên còn lúng túng trong

việc thực hiện “đổi mới” phương pháp, chất lượng đội ngũ chưa đồng đều (nhất là

những lớp năm đầu bắt nhịp với chương trình thay sách theo chương trình GDPT

mới 2018). Việc đánh giá, xếp loại học sinh còn chặt chẽ, chưa thực sự đúng tinh

thần “đổi mới” theo hướng MỞ, chưa phát huy được tính tự học, tự sáng tạo của

học sinh.

Trong thời điểm ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, nên chất lượng học sinh:

còn nhiều học sinh có học lực yếu, chưa có ý thức học tập (kiến thức bị hỏng từ

lớp dưới do học Online; trực tuyến...). Còn học sinh có học lực yếu, thái độ học

tập, rèn luyện chưa tốt, còn có học sinh bỏ học giữa chừng.

Cơ sở vật chất: Khu 3 tầng dãy học đường được xây dựng từ năm 2011, nay

cũng đã xuống cấp; diện tích phòng học nhỏ hẹp (chưa đáp ứng với quy chuẩn

hiện nay) đang cần được sửa chữa, thay thế... Nhà xe của học sinh chưa có, Đồ

dùng trang TBDH tối thiểu (theo chương trình GDPT mới) chưa được ngành và

các cấp cấp phát theo nhu cầu sử dụng. Nhất là phòng tin học có nhiều máy tính

đã cũ hỏng, cấu hình thấp.. không thể thay thế và không sử dụng được nên không

đáp ứng được nhu cầu dạy và học Tin học trong nhà trường. Nhà trường còn thiếu

các thiết bị thông minh; CNTT tiên tiến để đáp ứng được nhu cầu dạy học, giáo

dục và yêu cầu “đổi mới” ngày càng cao của giáo dục hiện nay.

C. Xác định các vấn đề ưu tiên

Đẩy mạnh “đổi mới” phương pháp dạy học, giáo dục và kiểm tra đánh giá

học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.

Tích cực công tác kiểm định để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, theo tiêu chí

của trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 3;

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên theo chuẩn của Bộ

Giáo dục và Đào tạo.

Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy - học, giáo dục và trong công

tác quản lý đáp ứng yêu cầu “chuyển đổi số” trong giáo dục.

Tích cực tham mưu với các cấp chính quyền, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật

chất, mua sắm các trang thiết bị dạy học đảm bảo các tiêu chuẩn của trường đạt

chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 2, công nhận trường đạt chuẩn quốc

gia mức độ 1 và nâng dần chất lượng KĐCL giáo dục mức cao hơn và bền vững.

II. Phương hướng điều chỉnh chiến lược phát triển nhà trường cho giai đoạn

2023 – 2026, tầm nhìn đến năm 2030:

a, Phổ biến văn bản điều chỉnh chiến lược giai đoạn 2023-2026:

Văn bản điều chỉnh chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ

giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, Cha mẹ học sinh, học

sinh và các tổ chức cá nhân và trên Website nhà trường.

b, Tổ chức thực hiện điều chỉnh chiến lược:

Hiệu trưởng là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai văn

bản điều chỉnh chiến lược. Điều chỉnh chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình

hình thực tế của nhà trường.

c, Lộ trình thực hiện điều chỉnh chiến lược phát triển nhà trường:

*Giai đoạn 1: Năm học 2023 – 2024: Thực hiện theo Điều chỉnh chiến

lược phát triển của nhà trường. Xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học

2023-2024 với việc thực hiện nhiệm vụ kép (hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm

học và hoàn thành công tác tự đánh giá KĐCL giáo dục giai đoạn 2019-2024 đạt

mức độ 2, công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ 1).

+Đề nghị được biên chế đủ đội ngũ theo định biên được giao; Tích cực chỉ

đạo nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục theo định hướng phát triển toàn

diện học sinh (năng lực và phẩm chất)

+Điều chỉnh tiêu chí chất lượng hiệu quả giáo dục (tại thời điểm đánh giá

từ năm 2021 đến năm 2024 do thay đổi nội dung chương trình GDPT 2018); việc

đánh giá học sinh kết quả còn thấp (so với quy chuẩn hiện tại của Thông tư

18/2018/ BGD – theo chương trình GDPT 2006).

Tham mưu với các cấp hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nhà để xe cho học

sinh; Sửa chữa thay thế hệ thống mái che dãy nhà học 3 tầng và làm mới hệ thống

điện cao áp chiếu sáng nhà trường. Sơn quét ve khu nhà học 3 tầng và hệ thống

tường cổng bờ rào, nhà bảo vệ được sáng sạch đẹp. Đề nghị được cấp mua bổ

sung trang TBDH tối thiểu của các lớp theo chương trình GDPT mới

Tham mưu với địa phương xã hội hóa (từ Công ty Amata – Hạ Long xanh)

để bổ sung Thư viện số đạt Thư viện tiên tiến.

Thực hiện tiết kiệm từ ngân sách và hỗ trợ từ Hội cha mẹ học sinh để cải

tạo, chỉnh trang lại trường lớp được khang trang, xây dựng môi trường học đường

thân thiện – tích cực. Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS.

*Giai đoạn 2: Rà soát để đề ra Kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo

của nhà trường và tham mưu với các cấp lãnh đạo: Địa phương, Phòng GD&ĐT,

UBND thị xã Quảng Yên thực hiện kế hoạch công tác KĐCL giáo dục và công

nhận trường đạt chuẩn quốc gia của trường THCS Sông Khoai (giai đoạn 2024 –

2029) tiếp theo.

Theo lộ trình việc sát nhập trường Tiểu học Sông Khoai 1 và THCS Sông

Khoai thành trường liên cấp TH&THCS Sông Khoai 1 vào năm học 2024 – 2025.

Nhà trường tiếp tục tham mưu lãnh đạo các cấp xây dựng nhà trường đảm bảo đủ

cơ sở vật chất; tiếp tục xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục mức độ

3 và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2024 – 2029 đạt cấp độ 2 bền

vững đúng lộ trình.

III. Phân công nhiệm vụ:

a. Đối với Ban giám hiệu :

Căn cứ vào điều chỉnh phương hướng, chiến lược phát triển giáo dục giai

đoạn 2023 - 2026, tầm nhìn đến 2030, và các chỉ thị; văn bản chỉ đạo của ngành

hàng năm học để nhà trường xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học và

chiến lược phát triển giáo dục của trường được khả thi và đạt hiệu quả

Chỉ đạo đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực, kiểm tra

đánh giá học sinh theo mục tiêu của giáo dục “phát triển toàn diện”; chỉ đạo các

tổ chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp

giảng dạy qua kế hoạch giáo dục mon học và kế hoạch bài giảng của tổ, cá nhân;

triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã xây dựng; Thường xuyên kiểm tra,

đánh giá kết quả đạt được, kịp thời rút kinh nghiệm để hoạt động đổi mới phương

pháp giảng dạy đạt kết quả cao hơn.

Tích cực tham mưu với chính quyền các cấp hỗ trợ kinh phí xây dựng cải

tạo, nâng cấp và bổ sung thêm CSVC, trang TBDH tối thiểu (theo chương trình

GDPT mới) còn thiếu cho nhà trường.

Làm tốt hơn công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng môi trường giáo dục

lành mạnh và huy động các nguồn lực tài chính để xây dựng cải tạo cảnh quan

trường lớp học, tích cực chỉ đạo nhà trường chăm sóc bổ sung cây xanh, bồn chậu

hoa trong khuôn viên trường.

b. Đối với tổ chuyên môn:

Xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược và “đổi mới” phương pháp dạy học

và giáo dục; kiểm tra đánh giá học sinh và triển khai thực hiện kế hoạch trong tổ.

Tổ chức tốt, hiệu quả và thiết thực các chuyên đề và hội thảo về “đổi mới”

phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục các lớp mới theo chương

trình GDPT 2018.

Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu

nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

c. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên:

Căn cứ Điều chỉnh phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường, Kế

hoạch thực hiện năm học hàng năm của nhà trường để xây dựng kế hoạch công

tác cá nhân theo từng năm học và nghiêm túc thực hiện Chiến lược phát triển nhà

trường theo sự chỉ đạo của trường; Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng

học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

IV. Kết luận:

1. Điều chỉnh Chiến lược là một văn bản có giá trị định hướng cho sự xây

dựng và phát triển Giáo dục của nhà trường đúng hướng trong tương lai; giúp cho

nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý kế hoạch hàng năm, hàng tháng.

2. Văn bản điều chỉnh Chiến lược còn thể hiện sự quyết tâm của toàn thể

CB-GV-NV và học sinh nhà trường xây dựng cho mình một thương hiệu, địa chỉ

giáo dục đáng tin cậy.

3. Trong thời kỳ hội nhập, có sự phát triển mạnh kinh tế xã hội, kế hoạch

chiến lược của nhà trường sẽ có sự điều chỉnh và bổ sung. Tuy nhiên bản điều

chỉnh chiến lược này là cơ sở nền tảng để nhà trường hoạch định chiến lược phát

triển giáo dục cho những giai đoạn tiếp theo một cách bền vững.

V. Kiến nghị:

1. Đối với UBND xã Sông Khoai:

Song hành cùng với tiêu chí về giáo dục trong kế hoạch xây dựng xã Sông

Khoai đạt tiêu chuẩn “Nông thôn mới nâng cao” vào năm 2023. Xã có kế hoạch

đầu tư hỗ trợ về cơ sở vật chất cho nhà trường sớm để đảm bảo CSVC mức độ 2

và cũng duy trì trường chuẩn KĐCL giáo dục mức độ 2, công nhận trường chuẩn

Quốc gia mức độ 1 vào năm 2024 này.

2. Đối với Phòng GD&ĐT:

Tạo mọi điều kiện để nhà trường thực hiện tốt Kế hoạch tự đánh giá nhà

trường giai đoạn 2019-2024 và cũng là thực hiện tốt Chiến lược phát triển nhà

trường giai đoạn 2021 – 2026 và tầm nhìn đến năm 2030 đã xây dựng.

Trên đây là văn bản điều chỉnh chiến lược phát triển trường THCS Sông

Khoai giai đoạn 2023 – 2026, tầm nhìn đến năm 2030 đã được 100% thành viên

trong Hội đồng trường thảo luận bổ sung và nhất trí thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, nhà trường sẽ chủ động tham mưu cho các cấp và

có ý kiến đề xuất kịp thời điều chỉnh văn bản Chiến lược này phù hợp với thực tế

để đạt mục tiêu của chiến lược đề ra./.