Tin tức nhà trường 

QUY CHẾ LÀM VIỆC 2019 - 2020

TRƯỜNG MẦM NON LIÊN VỊ

Liên Vị, ngày 18 tháng 9 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy chế làm việc của nhà trường

Năm học 2019 - 2020.

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON LIÊN VỊ

Căn cứ Điều lệ trường mầm non; Văn bản hợp nhất số 04/VB-BGD&ĐT, ngày 24/12/2015 của Bộ Giáo dục-Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;

Căn cứ quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường;

Căn cứ Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 9/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ ban hành Quy định về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

Căn cứ vào Qui chế phối hợp giữa Công đoàn và nhà trường; Qui chế hoạt động dân chủ trong hoạt động nhà trường;

Căn cứ theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của nhà trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế làm việc của trường mầm non Hoa Hồng, năm học 2019- 2020.

Điều 2. Quy chế làm việc của nhà trường là văn bản chính thức để đánh giá hiệu quả công tác của cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường, thực hiện trong năm học 2019- 2020; Thực hiện Quy chế làm theo nguyên tắc công khai; cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường đều bình đẳng trong thực hiện Quy chế.

Điều 3. Cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường mầm non Liên Vị, các bộ phận có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này;

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký./.

HIỆU TRƯỞNG

Đỗ Thị Tười

PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON LIÊN VỊ

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc.

Số: 33/QC-TrMNLV Liên Vị, ngày 18 tháng 9 năm 2019

QUY CHẾ

Làm việc của trường mầm non Liên Vị, năm học 2019 - 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 21 /QĐ-TrMNLV, ngày 18 /9 /2019

của Hiệu trưởng trường mầm non Liên Vị)

CHƯƠNG I

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Điều 1. Vị trí

Đơn vị trường mầm non trực thuộc phòng GD& ĐT thị xã Quảng Yên, dưới sự chỉ đạo về mặt Nhà nước của UBND thị xã Quảng Yên, hoạt động trên lĩnh vực giáo dục trong phạm vi pháp luật quy định. Trường có con dấu riêng và tài khoản riêng.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

- Hoạt động theo đúng nhiệm vụ, quyền hạn trong Điều lệ Trường Mầm non quy định:

+ Nhà trường tổ chức thực hiện việc chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi theo chương trình Giáo dục mầm non mới do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành.

+ Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; Tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật.

+ Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

+ Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; Xây dựng cơ sở vật chất đạt trường chuẩn Quốc gia.

+ Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

+ Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

+ Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định; Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG II

CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM

Điều 3. Chế độ trách nhiệm và quyền hạn của hiệu trưởng

1. Là người điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước Đảng bộ, Chi bộ, Phòng GD&ĐT về toàn bộ công việc của ngành cũng như nhà trường.

2. Thực hiện công tác tổ chức nhà trường.

3 Triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết, chính sách của Nhà nước, các Nghị quyết chi bộ. Xây dựng chương trình kế hoạch công tác của trường theo tuần, theo tháng, học kỳ và năm.

4. Là chủ tài khoản của nhà trường, quyết định các vấn đề chi tiêu trong phạm vi ngân sách Nhà nước quy định và sử dụng đúng mục đích đối với các khoản thu chi từ NSNN. Hằng năm, lên kế hoạch thu-chi học phí và xây dựng báo cáo với Phòng Tài chính-Kế hoạch, báo cáo với phụ huynh, địa phương đúng kỳ hạn quy định. Quản lý các loại tiền, quỹ thu, chi theo quy định của Nhà nước thuộc NSNN; giám sát thu, chi các loại tiền tự nguyện của phụ huynh dưới sự quản lý của phụ huynh. Lên kế hoạch xây dựng, tu sửa CSVC của nhà trường hằng năm.

5. Chủ trì các Hội nghị, các cuộc họp của nhà trường. Tổ chức tốt Hội nghị CBCC,VC hàng năm, có kế hoạch tạo điều kiện cho các đ/c CB, GV, NV đi học để nâng cao trình độ.

6. Chỉ đạo và kết hợp BGH lên kế hoạch dự giờ, thăm lớp 2 giờ/tuần, kiểm tra và duyệt kế hoạch của giáo viên. Thực hiện kế hoạch kiểm tra chuyên môn, quản lý công tác hành chính văn phòng như: công tác văn thư lưu trữ các văn bản, lưu trữ các loại HSSS, chế độ kế toán, … theo qui định.

7. Thường xuyên nắm bắt tình hình các vấn đề vướng mắc để giải quyết kịp thời, thoả đáng. Không để công việc tồn đọng không giải quyết.

8. Là Chủ tịch Hội đồng thi đua-khen thưởng và kỷ luật. Hội ý BGH một lần/ tháng trước khi họp hội đồng và khi có việc đột xuất. Họp nhà trường tháng 1 lần vào tuần đầu của tháng (hoặc đột xuất khi có công việc phát sinh theo hướng dẫn của ngành).

9. Tổng hợp, nhận xét kết quả công tác hàng tuần, có biện pháp điều chỉnh, chỉ đạo khắc phục những tồn tại thiếu sót, thành lập báo cáo thông qua hội đồng nhà trường.

10. Tham mưu cho Đảng ủy, chính quyền địa phương và cấp trên về các vấn đề liên quan đến sự nghiệp phát triển giáo dục. Khi đi công tác phải thông báo rõ lý do và ủy quyền cho Phó Hiệu trưởng.

Điều 4. Chế độ trách nhiệm và quyền hạn của phó Hiệu trưởng

*. Phó Hiệu trưởng: Phạm Thị Luyến

1. Chịu trách nhiệm chính về chuyên môn chung toàn trường, xây dựng và triển khai kế hoạch chuyên môn trường hàng tháng; Phụ trách và sinh hoạt chuyên môn Khối tổ 2 và 3 tuổi, tổ văn phòng, cùng với BGH xây dựng kế hoạch giáo dục năm học các độ tuổi và công tác bồi dưỡng giáo viên.

2. Kết hợp cùng Công đoàn để thực hiện hoạt động ngoại khoá, văn nghệ của trường; Phụ trách tham mưu xây dựng, triển khai kế hoạch pháp luật.

3. Phụ trách CSVC trường lớp. Nội vụ cơ quan.

4. Tham mưu và quản lý hồ sơ công tác kiểm tra nội bộ.

5. Quản lý đầu vào và đầu ra của học sinh (hồ sơ chiêu sinh). Phiếu và hồ sơ trẻ em Phổ cập GDMNTENT; PCGD - XMC. Tổng hợp phiếu điều tra trẻ.

6. Quản lý hồ sơ Kiểm định CLGD; Quản lý Phần mềm thi đua- khen thưởng.

7. Kiểm tra, dự giờ Giáo viên ở tất cả các lớp, các tổ chuyên môn trong nhà trường.

8. Kết hợp cùng đ/c Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo và quản lý mọi hoạt động khu trung tâm .

9. Sắp xếp thời khóa biểu hợp lý, cân đối. Dạy thay các lớp khi GV nghỉ ốm và nghỉ có lý do chính đáng theo sự phân công của Hiệu trưởng.

10. Ngoài những nhiệm vụ được phân công còn thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng và cấp trên. Thay mặt Hiệu trưởng điều hành các hoạt động của nhà trường, khi được Hiệu trưởng giao nhiệm vụ. Khi đi công tác vắng phải thông báo rõ lý do.

11. Cùng với BGH xây dựng kế hoạch giáo dục năm học các độ tuổi và công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

12. Phụ trách chỉ đạo tổ chuyên môn 4-5 tuổi và 5- 6 tuổi, sinh hoạt tổ chuyên môn 4-5 Tuổi.

13. Phụ trách công tác tuyên tuyền, hoạt động ngoại khoá.

14. Quản lý bán trú. Xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ, hợp đồng thực phẩm, cùng với đồng chí y tế kiểm tra chất lượng và VSAT thực phẩm, với kế toán theo dõi và kiểm tra việc xuất nhập thực phẩm hàng ngày. Kiểm tra các bếp ăn, cùng với y tế học đư¬¬ờng lên kế hoạch theo dõi sức khoẻ cho trẻ, công tác vệ sinh môi trường.

15. Tham mưu và quản lý công tác kiểm tra nội bộ.

16. Trực tiếp quản lý, chỉ đạo mọi hoạt động của Khu Vị Khê.

17. Sắp xếp thời khóa biểu hợp lý, cân đối. Dạy thay các lớp khi Giáo viên nghỉ ốm và nghỉ có lý do chính đáng theo sự phân công của Hiệu trưởng.

18. Ngoài những nhiệm vụ được phân công còn thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng và cấp trên. Thay mặt Hiệu trưởng điều hành các hoạt động của nhà trường, khi được Hiệu trưởng giao nhiệm vụ. Khi đi công tác vắng phải thông báo rõ lý do.

Điều 5. Tổ chuyên môn

Mỗi tổ chuyên môn có 01 tổ trưởng, 01 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học.

Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:

- Xây dựng kế hoạch tổ, kế hoạch chuyên đề phải được hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng duyệt và công khai tại phòng hội đồng vào tuần 01 trong tháng. Bồi dưỡng CM cho GV trong tổ dự giờ tổ viên theo kế hoạch CM của nhà trường.

- Thay mặt hiệu trưởng quản lý mọi hoạt động của giáo viên trong tổ mình về chế độ làm việc, về thực hiện qui chế chuyên môn… Hướng dẫn các giáo viên trong khối thực hiện đầy đủ các loại HSSS chuyên môn (kế hoạch cá nhân, kế hoạch GD chủ đề, giáo án, sổ chuyên môn, sổ theo dõi trẻ… ,Viết sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp hữu ích).

- Thường xuyên kiểm tra việc soạn bài của giáo viên, nắm chắc việc duy trì sĩ số ở các lớp trong tổ, chất lượng từng bộ môn trong tổ. Mỗi tháng kiểm tra giáo án ít nhất một lần/một giáo viên. Tổ chức dự giờ mỗi tổ viên tối thiểu một lượt trong tháng, tăng cường dự giờ đột xuất, có biện pháp giúp đỡ giáo viên mới và giáo viên tuổi cao, cuối tháng tổng hợp có đánh giá và xếp loại chuyên môn nghiệp vụ theo chuẩn quy định và báo cáo với Ban giám hiệu nhà trường.

- Đảm bảo chế độ sinh hoạt và hoạt động chuyên môn trong tháng: sinh hoạt 02 lần/ tháng (có biên bản sinh hoạt tổ). Thực hiện nghiêm túc các loại hồ sơ quy định đối với tổ chuyên môn. Xem xét việc thực hiện chương trình của giáo viên trong tổ, báo cáo cho nhà trường biết về thực hiện không đúng chương trình của giáo viên bằng văn bản. Có ý kiến đề xuất với BGH về giáo viên trong tổ và thông báo CSVC của các lớp. Trong tổ có sự thay đổi phải báo cáo ngay về BGH giải quyết kịp thời. Xây dựng các hình thức hội thảo chuyên đề, tổ chức cho giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi.

Điều 6. Tổ văn phòng

Nhà trường có một tổ văn phòng, gồm viên chức làm công tác văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học...

Tổ văn phòng có 01 tổ trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm, tổ Văn phòng có nhiệm vụ:

- Căn cứ vào kế hoạch năm, tháng của nhà trường xây dựng kế hoạch chung, cụ thể của tổ mình. Kế hoạch phải được hiệu trưởng phê duyệt và công khai tại phòng hội đồng vào tuần 01 trong tháng.

- Triển khai đầy đủ nhiệm vụ công tác văn thư lưu trữ; công tác tài chính, xây dựng và bảo quản cơ sở vật chất; thiết bị; công tác y tế trường học.

- Thay mặt hiệu trưởng quản lý mọi hoạt động của tổ viên trong tổ mình về chế độ làm việc, về thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Hướng dẫn các tổ viên thực hiện đầy đủ các loại HSSS theo quy định. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định thực hiện từng mảng chuyên môn trên cơ sở quy định về công tác của từng chuyên môn. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, nhân viên của tổ.

- Đảm bảo triển khai chế độ sinh hoạt 02 lần/tháng. Làm việc tại văn phòng theo giờ hành chính, khi đi công tác vắng phải báo cáo rõ lý do.

- Làm việc theo giờ hành chính.

*. Đối với nhân viên kế toán:

- Phụ trách công tác kế toán của nhà trường. Thực hiện dự toán, thanh quyết toán kinh phí từng tháng, quí, năm theo chế độ qui định của Bộ tài chính và ngành cấp trên. Thực hiện lưu trữ các hồ sơ chứng từ, sổ sách kế toán theo qui định của Bộ Tài chính.

- Thực hiện các chế độ chính sách kịp thời, công khai minh bạch, tham mưu với Hiệu trưởng về công tác sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ hoạt động giáo dục trong nhà trường. Hàng năm, tiến hành kiểm kê tài sản, thực hiện khấu hao tài sản theo giá trị hao mòn khi sử dụng, những tài sản thanh lý phải có sự giám sát của Công Đoàn cơ sở, Ban thanh tra nhân dân và bộ phận phụ trách.

- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và yêu cầu được qui định tại Điều 5 và Điều 6, Chấp hành nghiêm chỉnh các hành vi bị cấm đối với kế toán được qui định tại Điều 14 của Luật kế toán ban hành ngày 17/6/2003 của Quốc hội nước CH XH CN VN.

- Không trực tiếp tham gia mua sắm, sửa chữa tài sản nhà trường. Thực hiện dự toán, chiết tính, báo giá có tính khả thi, đảm bảo hết sức tiết kiệm tài chính cho nhà trường. Hướng dẫn cặn kẽ, đầy đủ các hoá đơn chứng từ khi thực hiện thanh, quyết toán.

- Làm việc theo giờ hành chính tại văn phòng nhà trường.

- Chấp hành các nhiệm vụ phân công khác của Hiệu trưởng.

*. Đối với nhân viên văn phòng:

- Nhận công văn đi, đến vào sổ theo qui định và chuyển cho hiệu trưởng xử lý, giúp hiệu trưởng lưu trữ công văn đi, đến. Đánh máy các loại văn bản hành chính của trường, vào sổ đủ, đúng qui định và gửi đi nhanh, kịp thời, đúng địa chỉ. Soạn thảo các nội dung báo cáo định kỳ.

- Theo dõi chấm công làm việc hàng ngày của CB-GV-NV. Giúp hiệu trưởng ghi sổ đăng bộ.

- Quét dọn vệ sinh khu hành chính văn phòng và chuẩn bị nước uống hàng ngày, tiếp đón khách đúng quy định (Các nhân viên trong tổ văn phòng phân công luân phiên thực hiện).

- Ngoài ra còn thực hiện nhiệm vụ phân công khác của hiệu trưởng, giữ gìn nghiêm mật các loại giấy tờ, văn bản nhà trường. Sử dụng đóng dấu đúng qui định, đúng mục đích, không để giáo viên, nhân viên đóng dấu tuỳ tiện.

*. Đối với nhân viên Y tế:

- Thường xuyên phối hợp với giáo viên để làm tốt công tác cân, đo, theo dõi biểu đồ tăng trưởng và tình hình bệnh tật của trẻ.

- Xây dựng kế hoạch y tế sức khỏe trong năm học, phối kết hợp với trạm y tế phường khám bệnh định kỳ cho trẻ 02 lần/năm. Lập sổ theo dõi khám chữa bệnh cho học sinh và cán bộ, viên chức nhà trường. Xây dựng kế hoạch khám bệnh định kỳ cho học sinh; kế hoạch phòng chống dịch bệnh theo mùa.

- Giám sát chế độ ăn (thực đơn, khẩu phần), chất lượng thực phẩm và vệ sinh thực phẩm, chế biến thực phẩm hàng ngày. Tính khẩu phần ăn cho trẻ.

- Tham mưu với trạm y tế phường, với Hiệu trưởng để cung cấp một số dụng cụ cần thiết để phục vụ công tác sơ cứu ban đầu của trẻ khi xảy ra.

- Xây dựng tủ thuốc sơ cứu thông thường. Tham mưu đề xuất với nhà trường từng bước đầu tư mua sắm dụng cụ, công cụ, tủ thuốc để phục vụ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

- Thực hiện tốt một số nhiệm vụ khác khi được phân công.

- Phối hợp với BGH và Trạm Y tế phường kiểm tra các công tác vệ sinh của giáo viên và nhân viên nuôi dưỡng. Nội dung kiểm tra bao gồm (vệ sinh môi trường, vệ sinh lớp học, vệ sinh đồ dùng đồ chơi, vệ sinh nhà bếp và các loại đồ dùng ăn uống…).

- Chăm lo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh bị khuyết tật hoặc có bệnh hiểm nghèo.

- Thường xuyên có mặt ở phòng trực Y tế để giải quyết và xử lý các trường hợp tai nạn, thương tích bất thường xảy ra.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Hiệu trưởng.

Điều 7. Chế độ trách nhiệm, quyền hạn của giáo viên

- Soạn bài trước từ 3 đến 5 ngày. Thực hiện đúng thời gian biểu, giờ nào việc ấy, tuyệt đối không đứng tụ tập thành nhóm, không làm việc riêng, không sử dụng điện thoại trong giờ làm việc, không soạn bài trong giờ hành chính, hay giờ đón và trả trẻ, vi phạm lần đầu nhắc nhở, lần 02 viết bản kiểm điểm hạ thi đua, lần 3 xin ý kiến Phòng GD-ĐT để xử lý. Tuyệt đối không bỏ lớp khi không được BGH cho phép.

- Vệ sinh môi trường, vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ, xếp đặt đồ dùng trong ngoài lớp gọn gàng theo quy định, tuyệt đối không bày đồ dùng không cần thiết ra cửa, không để giấy rác bẩn ở quanh khu vực lớp mình.

- 100% các đồng chí GV phải thuộc các danh mục đồ dùng của lớp.

- Buổi sáng, 01 cô đón trẻ, không được để trẻ chạy lung tung; còn 01 cô vệ sinh sắp xếp đồ dùng trong lớp, đầu giờ phải có thể dục sáng cho học sinh. Lớp nào không tổ chức coi như vi phạm quy chế chuyên môn. Giờ trả trẻ 02 cô cùng có trách nhiệm trả trẻ, không để trẻ ra ngoài, trả trẻ tại trong lớp, nhóm.

- Làm đồ dùng đồ chơi có chất lượng theo kế hoạch được phân công.

- Xin nghỉ phải có lý do chính đáng và phải có Giấy xin phép được Hiệu trưởng đồng ý cho nghỉ mới được nghỉ.. Nghỉ 1-2 ngày trường giải quyết, 3 ngày trở lên phải có đơn đề nghị nộp về Phòng GD&ĐT. Nghỉ không lý do 01 lần đưa vào bình xét hạ thi đua tháng, nghỉ không lý do 2 lần trở lên nhà trường đề nghị Phòng GD-ĐT xử lý. Khi nghỉ phải bàn giao toàn bộ giáo án để giáo viên khác dạy thay.

- Không hoàn thành nhiệm vụ và mắc lỗi vi phạm trong tháng: 3 lần/tháng sẽ không xếp loại thi đua- tự viết bản kiểm điểm, 2-3 tháng/ năm học BGH lập biên bản và hạ thi đua, 4 tháng/năm học đề nghị Phòng GD xử lý.

- Đi họp hội đồng phải có sổ sách ghi chép đầy đủ. Dự giờ bạn từ 1-2 hoạt động/tháng.

- Không đi muộn về sớm, trả trẻ đúng người nhà, không trả học sinh cho trẻ em dưới 15 tuổi đến đón, không trả trẻ cho người lạ, không gửi trẻ cho phụ huynh khác khi chưa có sự đồng ý của cha mẹ (hoặc người dám hộ của trẻ).. Cháu đi học phải khoẻ mạnh, không đón trẻ ốm nặng hoặc mắc bệnh lây nhiễm đến trường.

- Phát hiện cháu ốm hoặc bị tai nạn phải đưa đi cấp cứu kịp thời, có nước uống cho trẻ đầy đủ (nước ấm cho trẻ uống vào mùa Đông). Dọn dẹp gọn gàng khi ra về. Các đồ dùng của lớp, của trẻ phải có tên lớp hoặc ký hiệu.

- Trong giờ ăn phải kê bàn ghế, khi trẻ ăn xong mới được quét dọn, tuyệt đối không được cho trẻ ra đứng ngoài hiên ăn cơm. Kê phản (lớp không có phòng ngủ). Khi cho trẻ ngủ phải kê sạp, chải chiếu, đảm bảo đủ ấm về mùa đông, mát về mùa hè, không được bỏ trẻ ngủ để đi ra ngoài làm việc riêng.

- Không được tự ý tuyên truyền nội dung xấu có ảnh hưởng đến nội bộ hoặc giải quyết bất cứ một công việc gì thuộc về phạm vi của nhà trường. Nếu phát hiện kiểm điểm và sẽ không xét thi đua, xếp loại TB hoặc yếu tùy theo mức độ vi phạm.

- Đến lớp đúng giờ quy định, phải có thái độ ân cần đúng mực với phụ huynh... yêu quý và tôn trọng trẻ, coi trọng trẻ như con đẻ của mình, không được đánh và dọa nạt làm trẻ sợ. Thường xuyên đóng góp ý kiến với BGH nhà trường và Công đoàn xây dựng nhà trường đoàn kết, vững mạnh. Tuyệt đối không khiếu nại, tố cáo vượt cấp. Làm tốt công tác XHH xây dựng cho chính lớp mình phụ trách.

- Giáo viên làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công tác công đoàn... được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.

Điều 8. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, tư thế tác phong, trang phục

1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên phải mẫu mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh.

2. Trang phục của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định của Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước (Kể cả khi dự họp).

3. Về tư thế tác phong.

Luôn giữ gìn tư cách tác phong sư phạm ở mọi nơi mọi lúc, thực hiện nói và làm theo chủ chương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Giữ gìn đoàn kết nội bộ, không bè phái chia rẽ tập thể, tôn trọng và giúp đỡ đồng nghiệp, thương yêu, đối xử công bằng với học sinh, tuyệt đối không xúc phạm học sinh dưới mọi hình thức, có ý thức, trách nhiệm, tinh thần khắc phục khó khăn, tận tụy và sáng tạo trong lao động sư phạm.

Trong quan hệ giao tiếp đối với người cấp trên phải tế nhị đúng mức, đối với nhân dân phải ân cần lịch sự, đối với học sinh tận tụy chu đáo.

Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, không rượu chè bê tha, không bài bạc hoặc tham gia các hoạt động tiêu cực của xã hội. Luôn giữ gìn tác phong nhà giáo. Không nghe hoặc trả lời điện thoại khi đang giảng dạy và đang thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.

Điều 9. Các hành vi Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên không được làm

1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh, đồng nghiệp, người khác.

2. Gian lận trong tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả, xếp loại của cán bộ, giáo viên, nhân viên; gian lận kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.

3. Xuyên tạc nội dung giáo dục.

4. Ép buộc phụ huynh học sinh để thu tiền.

5. Hút thuốc; uống rượu, bia; nghe, trả lời bằng điện thoại di động khi đang dạy học, khi đang tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường.

Điều 10. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cá nhân, bộ phận

Nội dung này được ban hành văn bản theo thời điểm công việc của từng tháng trong năm học và được công khai để toàn thể CB, GV, CNV nhà trường cùng thực hiện.

CHƯƠNG III

CÁC MỐI QUAN HỆ

 

Điều 11. Quan hệ với cấp ủy Đảng trong nhà trường

Chấp hành sự lãnh đạo của chi bộ Đảng đối với công tác chính quyền của nhà trường theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện; chi bộ Đảng lãnh đạo nhà trường và các tổ chức Đoàn thể trong trường bằng quan điểm, chủ trương, nghị quyết.

Điều 12. Quan hệ với các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường

Quan hệ với các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường là quan hệ phối hợp và liên tịch. Phối hợp để tổ chức thực hiện có hiệu quả toàn bộ các hoạt động giáo dục của nhà trường. Liên tịch trên cơ sở dự thảo các chương trình, kế hoạch đề ra tiến hành thảo luận, đóng góp bổ sung hoàn thiện để đi đến thống nhất các nội dung hoạt động của nhà trường.

Thành phần trong hội nghị liên tịch của trường bao gồm: Bí thư chi bộ Đảng, Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Chi Đoàn Thanh niên. Liên tịch mở rộng có thêm Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh; Trưởng ban thanh tra nhân dân và các Tổ trưởng.

Điều 13. Quan hệ với lãnh đạo cấp trên, với chính quyền địa phương và với Ban đại diện cha mẹ học sinh

Chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ngành Giáo dục&Đào tạo, Ủy ban nhân dân các cấp và của các cơ quan quản lý cấp trên về tất cả các mặt công tác của nhà trường; chủ động báo cáo đề xuất để giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến nhà trường.

Chủ động phối hợp với Hội đồng giáo dục các cấp, với Ban đại diện cha mẹ học sinh để thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa gia đình, nhà trường, xã hội; đồng thời huy động các ngồn lực để hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường.

 

CHƯƠNG IV

NGUYÊN TẮC, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ HỘI HỌP

 

Điều 14. Nguyên tắc làm việc

Nhà trường làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên.

Thực hiện chế độ thủ trưởng trong quản lý, điều hành nhà trường và các tổ. Cấp phó giúp việc cho cấp trưởng, là phó của trưởng chứ không phải phó của cơ quan, đơn vị; ký thay cấp trưởng theo lĩnh vực được phân công, không được phép ký thay mặt (trừ trường hợp được ủy quyền bằng văn bản thì ký thừa ủy quyền).

Người đứng đầu trong cơ quan, tổ chức, đơn vị tại nhà trường gồm: Bí thư chi bộ Đảng, Hiệu trưởng, Tổ trưởng, Chủ tịch Công Đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên; người đứng đầu phải chịu trách nhiệm liên đới khi cấp dưới của mình có hành vi tiêu cực, tham nhũng.

Thực hiện Quy chế dân chủ ở nhà trường (theo văn bản ban hành).

Điều 15. Chế độ làm việc, hội họp

*. Chế độ làm việc:

- Ban Giám hiệu làm việc theo giờ hành chính (cả sáng, chiều):

+ Buổi sáng: Làm việc từ 7h00 đến 11h30

+ Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h00 (Tuỳ thuộc vào điều kiện làm việc, các buổi đi công tác hoặc có các công việc cần giải quyết thì không cần tuỳ thuộc vào giờ hành chính).

- Nhân viên hành chính, làm việc theo giờ hành chính. Mỗi buổi đến sớm hơn 10 phút để thực hiện công tác vệ sinh và chuẩn bị nước uống và được về sớm hơn 10 phút so với qui định.

- Giáo viên: Mỗi buổi đến sớm hơn 15 phút để dọn vệ sinh lớp học. Giáo viên đón và trả trẻ theo giờ quy định (Cộng thêm giờ đón sớm-trả muộn theo thỏa thuận với phụ huynh học sinh); cụ thể như sau: Từ 6h30 – 17h30.

Yêu cầu: Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.

Thực hiện nghiêm túc chức trách nhiệm vụ của giáo viên được qui định tại Luật giáo dục và Điều lệ trường mầm non. Chấp hành sự phân công và các quyết định của Ban Giám hiệu nhà trường, chịu sự kiểm tra của Ban giám hiệu, của tổ chuyên môn và ngành cấp trên.

Lên lớp, dự họp và tham gia các hoạt động tập thể đúng giờ không đi muộn về sớm, thực hiện đầy đủ các buổi dạy, tiết dạy theo kế hoạch GD độ tuổi và đúng lịch sinh hoạt một ngày của trẻ. Không tự ý bỏ giờ, đổi giờ khi chưa được phép của Hiệu trưởng.

Thực hiện nghiêm túc qui định nghỉ ốm, nghỉ việc riêng và nghỉ phép: Bản thân ốm hoặc con ốm thì được nghỉ có viết giấy xin phép trình bày rõ lý do và có giấy chứng nhận của cơ quan y tế. Cán bộ- giáo viên- nhân viên phải giữ gìn kỷ cương, trật tự, có tinh thần xây dựng môi trường lành mạnh, thật sự là nơi văn hoá.

Bảo quản tốt cơ sở vật chất chung của nhà trường, không đưa khách lạ vào tạm trú trong nhà trường, không uống rượu quá say xỉn làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và công việc.

*. Chế độ sinh hoạt hội họp:

- Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức mỗi năm một lần vào đầu năm học.

- Hội đồng trường 03 tháng họp một lần

- Hội đồng sư phạm mỗi tháng họp 1-2 lần.

- Họp giao ban mỗi tháng 1 lần vào ngày mồng 1 hàng tháng.

- Tổ chuyên môn 2 lần/tháng. Tổ văn phòng họp 2 lần/tháng.

- Hội nghị liên tịch 03 tháng họp một lần và họp đột xuất khi cần thiết.

- Hội đồng thi đua khen thưởng họp cuối học kỳ I và họp cuối năm học.

( Ngoài ra có thể họp đột xuất khi có yêu cầu của công việc). Các cuộc họp để triển khai các Văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết hoặc họp để giải quyết những công việc cấp bách của trường thì không nằm trong quy định điều này.

Điều 16. Giải quyết khiếu nại tố cáo và tiếp công dân

1. Giải quyết khiếu nại, tố cáo:

- Không tiếp nhận hoặc giải quyết đơn thư nặc danh, đơn thư không có địa chỉ rõ ràng.

- Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo qua phản ánh công khai trong cuộc họp.

- Trực tiếp gặp người đứng đầu để yêu cầu giải quyết.

- Đề nghị Công đoàn tổ chức đối thoại.

- Gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến Ban thanh tra nhân dân của trường.

2. Tiếp công dân:

- Địa điểm tiếp công dân tại Văn phòng nhà trường.

- Người tiếp công dân là nhân viên hành chính theo lịch trực hàng tuần.

- Không tự ý giải quyết các trường hợp phức tạp hoặc vượt quá thẩm quyền.

- Ghi đầy đủ thông tin, tình hình, kết quả tiếp công dân vào sổ tiếp công dân theo quy định.

CHƯƠNG V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 17. Điều khoản thi hành

Quy chế này được thống nhất thực hiện nghiêm túc trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường.

Tổ trưởng các Tổ chịu trách nhiệm triển khai quán triệt và thường xuyên nhắc nhở từng thành viên của Tổ việc chấp hành, thực hiện quy chế.

Việc chấp hành, thực hiện đúng quy chế là một chỉ tiêu trong nhận xét, đánh giá phân loại cán bộ, giáo viên, nhân viên và trong thành tích thi đua, khen thưởng hàng năm. Những trường hợp vi phạm quy chế thì tùy tính chất, mức độ sẽ bị đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

Quy chế đã được Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của nhà trường biểu quyết thông qua. Những thay đổi, bổ sung chỉ được điều chỉnh trong Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của nhà trường.

Điều 18. Hiệu lực thi hành

Quy chế được thực hiện kể từ ngày Hiệu trưởng ký quyết định ban hành./.

HIỆU TRƯỞNG

Đỗ Thị Tười