Tin hoạt động 

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRƯỜNG THCS ĐÔNG MAI GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

 I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRƯỜNG THCS ĐÔNG MAI

1. Quá trình thành lập

Trường THCS Đông Mai thuộc thôn Trại Cọ, xã Đông Mai, được thành lập theo quyết định số 53/QĐ-SGD của sở giáo dục và đào tạo Quảng Ninh ngày 1 Tháng 7 năm 1995 – tiền thân của trường PTCS Đông Mai được ra đời từ tháng 9 năm 1976.

Thuộc khu vực Đông Bắc Yên Hưng được núi đồi bao bọc và che chở. Học sinh nơi đây chủ yếu là con em xuất thân từ những người đan lao động bản xứ và những người dân Hà Nam lên đây lập nghiệp xây dựng vùng kinh tế mới. Cuộc sống của họ vẫn còn nhiều vất vả và lam lũ. Kinh tế địa phương còn nghèo nàn, chính vì vậy các em chịu nhiều thiệt thòi về điều kiện học tập và sinh hoạt.

Trong suốt 15 năm hình thành phát triển: với sự nỗ lực phấn đấu, khắc phục tình trạng thiếu thốn về cơ sở vật chất (Học nhờ khuôn viên của trường Tiểu học), được sự động viên chia sẻ của ngành và lănh đạo địa phương: đội ngũ thầy cô giáo không quản ngại khó khăn, quyết tâmthực hiện lời dạy của Bác: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua DẠY TỐT - HỌC TỐT”. Thầy cô luôn tận tuỵ vói phong trào của trường, của lớp, yêu thương học sinh, dã đào tạo và giáo dục lớp lớp thế hệ học sinh đã trưởng thành phục vụ trên khắp mọi miền của đất nước. Trường liên tục nhiều năm đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện, tỷ lệ học sinh khá giỏi, học sinh đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện, cấp tỉnh hằng năm được phát triển, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp và học sinh thi vào công lập ngày càng được tăng lên. Hội đông nhà trường luôn đẩy mạnh các phong trào hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục: Phong trào tổ chức chuyên đề: “Cải tiến phương pháp giảng dạy”, phong trào đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học được cập nhật kịp thờithep hướng chỉ đạo của ngành. Coi trọng và triển khai rộng rãi phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nghiêm túc thực hiện cuộc vận động “Hai không trong giáo dục” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Quyết tâm thực hiện “Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, tạo ấn tượng đẹp, khó phai mờ trong tâm trí mỗi học sinh để sau khi ra trường các em vẫn nhớ về “mái trường xưa”.

Đặc biệt vào năm học 2009 – 2010, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện Yên Hưng, Phòng giáo dục & đào tạo, nhất là sự quyết tâm cao độcủa các cán bộ Đảng và chính quyền xã Đông Mai. Các thầy cô giáo và các em học sinh vô cùng phấn khởi được đón nhận và tổ chức khai giảng trên ngôi trường mới 3 tầng với 12 phòng học khang trang, độc lập. Đó chính là niềm mơ ước của thầy và trò, của các bậc hca mẹ học sinh trong 14 năm qua. Vinh dự hơn, ngôi trường mới vừa đẹp, vừa chất lượng nên đã được Lãnh đạo huyện Yên Hưng chọn gắn biển “Công trình chào mừng Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ IXX”.

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đoạn 2010 – 2015, tầm nhìn 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đông trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh của nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Đông Mai là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết Đại Hội Huyện Đảng bộ Yên Hưng lần thứ IXX. Cùng các trường THCS trong huyện xây dựng ngành giáo dục Quảng Ninh phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà nói riêng và của đất nước nói chung, hội nhập với các nước khác trong khu vực và thế giới..

2. Những thành tích nổi bật trong những năm qua:

- Từ năm học 2005 – 2006 đến năm 2008 – 2009: Trường đều đạt danh hiệu trường tiên tiến.

- Năm học 2008 – 2009 có:

+ 11 HSG cấp huyện

+ 1 GVG cấp tỉnh, CSTĐ cấp huyện: 6 đ/c, LĐTT: 22 đ/c

+ Tập thể công đoàn vững mạnh

+ Liên đội vững mạnh

- Năm học 2009 – 2010 đạt:

+ HSG cấp tỉnh: 3 HS, cấp huyện 12 HS

+ GVG cấp huyện: 2 đ/c; CSTĐ cấp huyện: 4 đ/c, LĐTT: 22đ/c

+ Tổ lao động tiên tiến:2 (KHTN, KHXH)

+ Liên đội vững mạnh.

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG

1. Đặc điểm tình hình nhà trường năm học 2009 – 2010:

1.1. Môi trường bên trong: (Thầy, trò, CSVC, TBDH, quản lý)

a) Mặt mạnh:

- Công tác tổ chức quản lý của Ban lãnh đạo trường: có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới.

- Đội ngũ CBGV-CNV hiện tại có 30 người, cụ thể: BGH: 02; giáo viên: 30; trong đó trình độ chuyên môn của giáo viên: 12 GV đạt trên chuẩn, 20 GV đạt chuẩn, nhân viên HCPV: 3

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên đoàn kết nhất trí, chấp hành tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt các cuộc vận động do ngành và địa phương phát động. Trong chuyên môn, GV đã từng bbước thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, láy học sinh làm trung tâm, năm nào cũng có giáo viên dạy giỏi, CSTĐ cấp huyện, có năm đạt GV giỏi cấp tỉnh.

- Phong trào thi đua giảng dạy, học tập trong trường ngày càng sôi nổi, đi vào chiêu sâu. Hàng năm đều có học sinh giỏi đậu vòng huyện, có năm đậu vòng tỉnh.

- Các đoàn thể trong nhà trường hoạt động tốt, kết quả năm nào tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên đều đạt vững mạnh. Riêng chi bộ của trường đạt trong sạch vững mạnh 5 nam liền (2005 – 2009)

- Chất lượng học sinh:

+ Tổng số học sinh: 424

+ Tổng số lớp: 13

+ Xếp loại học lực năm học 2009 – 2010:

Giỏi: 1,9 %; Khá: 29,5 %; TB: 62 %; Yếu: 6.6 %

+ Xếp loại hạnh kiểm năm học 2009 – 2010

Tốt: 34,4 %; Khá: 59,2 %; TB: 6,4%; Yếu: 0%

+ Tỉ lệ tốt nghiệp năm học 2009 – 2010: 99%

- Học sinh xuất thân từ gia đình lao động thuần tuý nên các em tương đối ngoan, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè, đa số các em có ý thức tự giác trong học tập và tham gia các phong trào hoạt động tập thể.

- Trường mới xây dựng nên đảm bảo chất lượng, hệ thống ánh sáng, quạt mát cho các em học tập. Hiện này trường có 12 phòng học trong đó nhà trường bố trí 8 phông học chính khoá - đáp ứng đủ số phòng học bố trí học hai ca, số phòng còn lại sử dụng làm phòng hội đồng, phòng đựng thiết bị đồ dùng học tập, phòng học bộ môn.

- Trang thiết bị dạy học được PGD trang bị tương đối đầy đủ. Trường đã nối mạng Internet 5 máy phục vụ cho yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập của GV và cán bộ quản lý, có 2 máy chiếu cố định trong phòng học. Sân trường rộng trên 4500m2, có cây xanh, bồn hoa, cảnh quan sư phạm đảm bảo môi trường xanh – sạch - đẹp.

b) Mặt yếu:

- Tổ chức quản lí của lãnh đạo:

+ Chưa chủ động tuyển chọn được nhiều CBGV-CNV có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao.

+ Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên, chưa thực chất.

+ Chưa huy động được nhiều nguồn lực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên:

Một số CBGV-CNV tinh thần trách nhiệm chưa cao, còn mang nặng tính ỷ lại, soạn bài còn sơ sài, chua đi sâu vào trọng tâm của bài hoặc đôi khi còn nặng về tải về giáo án điện tử. Việc thực hiện hồ sơ sổ sách có lúc làm chưa kịp thời. Công tác hoạt động phong trào chưa tự giác, Một số đ/c GVCN chưa phát huy hết trách nhiệm với lớp, sự phối kết hợp giữa GVCN với phụ huynh đôi khi chưa kịp thời.

- Chất lượng học sinh: Học sinh nghỉ học hàng năm vẫn còn, nhất là hiện tượng học sinh lưu ban bỏ học qua hè. Một số học sinh có học lực yếu, kém, ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt, động cơ học tập chưa rõ ràng.

- Cơ sở vật chất: Còn thiếu nhiều. Không có các phòng chức năng, y tế, khu vực sân chơi, bãi tập,... Một số thiết bị đã bị hư hỏng sau quá trình sử dụng.

3. Thời cơ

- Có sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo trong việc xây dựng trường.

- Đã có sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh học sinh.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng nổ.

- Nhu cầu giáo dục chất lượng cao ngày càng tăng.

4. Thách thức

- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và sự phát triẻn của xã hội.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu giáo dục.

- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

5. Xác định các vấn đề ưu tiên

- Kiên quyết không để học sinh ngồi nhầm lớp, hạn chế học sinh bỏ học.

- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của mỗi học sinh và chuẩn kiến thức kỹ năng chương trình SGK.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

- Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý.

- Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy.

III. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ

1. Sứ mệnh

Tạo dựng được môi trường học tập nề nếp, kỉ cương, có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo. Thực hiện tốt cuộc vận động: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”

2. Tầm nhìn

Là nơi để học sinh học tập và rèn luyện bản thân, giúo các em có kiến thức, có tri thức vững vàng để bước vào trương THPT và bước vào đời.

3. Hệ thông giá trị cơ bản của nhà trường

- Tình đoàn kết, lòng nhân ái

- Tinh thần trách nhiệm, sự hợp tác

- Lòng tự trọng, tính sáng tạo

- Tính trung thực và khát vọng vươn lên

IV. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG

1. Mục tiêu

Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, phù hợp vói xu thế phát triển của ngành và của toàn xã hội.

2. Chỉ tiêu

2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên

- Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, công nhân viên (CBGV – CNV) về giáo dục, từ đó từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, phấn đấu đạt 100% GV có trình độ A về tin học.

- Học tập nâng cao trình độ, ứng dụng CNTT vàogiảng dạy. Tất cả cán bộ giáo viên đều sử dụng thành thạo máy vi tính, internet. Hàng ngày CBGV-CNV truy cập vào e-mail của mình để nhận chỉ thị, công văn của các cấp lãnh đạo do Hiệu trưởng gửi đến. Phấn đấu mở trang website của trường trong năm học 2010 – 2011. Thường xuyên truy cập vào các trang của Phòng giáo dục và các trang của các cơ sở giáo dục khác để học tập và ứng dụng vào các bài giảng của mình.

2.2. Học sinh hàng năm

- Quy mô: + Lớp học: 12 lớp

+ Học sinh: 420 học sinh

- Tiêu chí chất lượng giáo dục:

a) Học lực:

+ Xếp loại giỏi đạt từ 3% trở lên

+ Xếp loại khá đạt từ 30% trở lên

+ Xếp loại yếu không quá 5%

b) Hạnh kiểm

+ Xếp loại khá, tốt đạt 80% trở lên

+ Xếp loại trung bình không quá 5%

+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện.

- Được đánh giá xếp loại tốt về tiêu chuẩn “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Thực hiện đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thời gian tổ chức, nội dung các hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp.

- Hoàn thành nhiệm vụ được giao trong kế hoạch phổ cập giáo dục trung học của địa phương.

2.3. Cơ sở vật chất

- Khuôn viên nhà trường là một khu riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường, tất cả các khu trong nhà trườngđược bố trí hợp lý, luôn sạch, đẹp. Đủ diện tích sử dụng để đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động quản lý, dạy học và các hoạt động giáo dục.

- Làm tốt công tác tham mưu với các lãnh đạo địa phương đưa kế hoạch xây nhà hiệu bộ, các phòng chức năng vào năm 2011, phấn đấu có đầy đủ phòng học, phòng bộ môn, khu phục vụ học tập, khu văn phòng,... theo quy định tại điều lệ trường phổ thông.

- Có hệ thống công nghệ thong tin kết nối Internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học; có Website thông tin trên mạng Internet hoạt động thường xuyên, hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trường.

- Xây dựng môi trường sư phạm “Xanh – sạch - đẹp” ở mức độ cao

3. Phương châm hành động

“Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường và mỗi thầy cô giáo”

IV.Các giải pháp chiến lược

1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh

Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và giáo dục văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp dạy học tích cực và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn, giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

2. Xây dựng và phát triển đội ngũ

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng ; có phẩm chất chính trị ; có năng lực chuyên môn khá giỏi ; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Xây dựng đội ngũ đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục

- Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá.

- Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.

4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin

Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản ly, giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ giáo viên, công nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sự dụng được máy tính phục vụ cho công việc, có kế hoạch cho vay vốn ngân hàng để CBGV-CNV mua sắm máy tính cá nhân.

5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục

- Xây dựng văn hoá nhà trường, thực hiện tốt quy chế đân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CBGV-CNV.

- HUy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gí vào việc phát triển nhà trường.

+ Nguồn lực tài chính:

◦ Ngân sách nhà nước

◦ Ngoài ngân sách (phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp trên địa bàn...)

+ Nguôn lực vật chất:

◦ Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ.

◦ Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy – học.

6. Xây dựng thương hiệu

- Tập trung tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng dạy và học để xây dựng thương hiệu và tin nhiệm của xã hội đối với nhà trường.

- Xác lập uy tín thương hiệu đối với từng CBGV-CNV, học sinh và phụ huynh học sinh (PHHS)

- Lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày truyền thống của trường. Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng hệ thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường

V. ĐỀ XUẤT – TỔ CHỨC THỰC HIỆN

V.1. Tổ chức thực hiện

1. Ra quyết định thành lập ban tổ chức thực hiện chiến lược: Ban tổ chức sẽ được điều chỉnh, bổ sung hàng năm cho phù hợp với tình hình nhân sự hàng năm

2. Phổ biến kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể CBGV-CNV nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm tới nhà trường.

3. Cơ cấu tổ chức

Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường. Chiến lược, kế hoạch phát triển của nhà trường được đăng tải trên Website của nhà trường

4. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược

- Giai đoạn 1: Từ năm 2010 – 2013: là thời gian để CBGV-CNV và học sinh tích cực chuẩn bị cho việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

- Giai đoạn 2: Từ năm 2014 – 2015: là thời gian tiến hành công nhận trường đạt chuẩn quốc gia theo TT 06/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Giai đoạn 3: Từ năm 2015 – 2020: là thời gian tiếp tục xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở mức độ cao hơn.

5. Đối với hiệu trưởng

- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng CBGV-CNV trong nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.

- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hàng năm theo Thông tư 12/2009-GDĐT ngày 12/05/2009.

6. Đối với phó hiệu trưởng

- Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

7. Đối với tổ trưởng chuyên môn

- Theo nhiệm vụ được phân công giúp Phó HIệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể trong tổ.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

8. Đối với cá nhân cán bộ giáo vien, công nhân viên:

Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học.

V.2. Đề xuất với địa phương và Phòng giáo dục:

Tham mưu với UBND huyện năm học mới này nhà trường được xây thêm khu hiệu bộ và các phòng chức năng, quy hoạch sân chơi, bãi tập, tạo điều kiện cho nhà trường hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và sớm xây dựng trương THCS Đông Mai đạt trường chuẩn quốc gia.

Nơi nhận:

- Phong giáo dục và Đào tạo Yên Hưng;

- UBND xã Đông Mai;

- Ban giám hiệu;

- Tổ trưởng các tổ chuyên môn;

- Chủ tịch công đoàn;

-Bí thư chi đoàn trường

- Lưu VT. HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Xuân Nguyên

PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO