Tin cập nhật 

Trường Mầm non Liên Vị tổ chức chuyên đề Âm nhạc

 Âm nhạc Việt Nam thể hiện tính đa dạng: vừa truyền thống, vừa hiện đại, vừa mang tính đặc trưng của âm nhạc truyền thống, đồng thời thể hiện tính đa dạng về văn hoá của 54 dân tộc Việt Nam trong sự hoà nhập với âm nhạc ở khu vực và thế giới. Đối với trẻ mầm non đã và đang lớn lên trong môi trường khác biệt so với thế hệ cha ông. Thời đại 4.0 cho trẻ cơ hội thụ hưởng những giá trị mới nhưng cũng đồng thời đặt ra nhiều quan ngại về những người làm văn hóa giáo dục. Chính vì thế, để con người hướng tới những văn minh hiện đại mà không quên đi những giá trị văn hóa, các nét đặc trưng của từng vùng miền khác nhau của dân tộc Việt Nam. Thì việc đưa trẻ mầm non tiếp cận với văn hóa truyền thống là việc làm vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Thực hiện theo sự chỉ đạo chuyên môn đầu năm của Phòng GD&ĐT, Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ tháng 12. Trường Mầm non Liên Vị tổ chức chuyên đề “Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc theo tiếp cận đa văn hóa ở các cơ sở giáo dục mầm non” giúp cho giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng trong việc dạy trẻ mầm non tiếp cận với đa văn hóa và tổ chức linh hoạt các hoạt động giáo dục, hình thành kiến thức, hiểu biết và gìn giữ những nét văn hóa đặc trưng truyền thống của mỗi dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Việc lồng ghép tích hợp Đa văn hóa vào trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách thoải mái và nhẹ nhàng nhất. Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn bó mật thiết với đời sống con người, nó có sức hấp dẫn kì lạ, có tác động mạnh mẽ, làm cho cuộc sống của con người tốt đẹp hơn, trong sáng hơn. Âm nhạc còn được ví như những món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống của trẻ mầm non.

Chuyên đề thực hiện 3 hoạt động mẫu

- Hoạt động 3 tuổi: Nghe hát Chèo “Lời chúc của mùa xuân” ; NDKH Ôn vân động: “Inh lả ơi” ; GV thực hiện – Nguyễn Thị Vân.

- Hoạt động 4 tuổi : NDTT: Dạy hát“ Thật là hay” Tác giả Hoàng Lan ( Hình thức: Hát bè, lĩnh xướng và hòa thanh) Nghe hát: Gà gáy (Phỏng theo dân ca Cống Khao); GV Thực hiện – Nguyễn Việt Thoa.

 

- Dạy vận động: “Bắc kim thang” Nghe hát: Trống cơm; Trò chơi: Bức tượng đá; GV thực hiện – Hoàng Thị Hạnh.

Hoạt động được tổ chức với các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp đã trang bị cho trẻ hiểu biết về sự đa dạng văn hóa về âm nhạc của các dân tộc cùng sinh sống. Hình thành thái độ tôn trọng giá trị truyền thống văn hóa về âm nhạc, phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, nhận biết đặc trưng một số thể loại âm nhạc phù hợp với trẻ, kỹ năng sử dụng các phương tiện nghệ thuật để thể hiện bản thân qua sản phẩm âm nhạc đã góp phần tạo nên thành công hơn của tiết học.

Đối với trẻ mầm non, âm nhạc là thế giới kì diệu đầy cảm xúc. Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc theo tiếp cận đa văn hóa sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lí, năng lực hoạt động và sự hiểu biết. Giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực.

Tin mới nhất