Tin tức 

Chuyên đề “Dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng” năm học 2017- 2018

 CHUYÊN ĐỀ
“DẠY TRẺ LÀM QUEN VỚI BIỂU TƯỢNG TOÁN SƠ ĐẲNG”

Ngày 04/11/2016, tại trường mầm non Hoa Hồng, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Quảng Yên tổ chức chuyên đề “Dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng” năm học 2017- 2018. Nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên. Tạo cơ hội cho giáo viên được chia sẽ những kinh nghiệm và phương pháp về tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán, cụ thể là làm thế nào để dạy có hiệu quả về định hướng trong không gian, thời gian; nhận biết các buổi trong ngày; đo so sánh dung tích của 3 đối tượng .

Thông qua chuyên đề để đánh giá những ưu điểm, hạn chế của giáo viên trong việc tổ chức thực hiện hoạt động dạy trẻ làm quen với toán theo phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm” và việc thực hiện chương trìnhgiáo dục mầm non sau sửa đổi, bổ sung.

Về dự và chỉ đạo chuyên đề có đồng chí Nguyễn Hồng Thái phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Quảng Yên, các đồng chí quản lý của 19 trường mầm non công lập, 02 trường mầm non tư thục và 08 cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập cùng 654 giáo viên mầm non cấp học thị xã có mặt đông đủ. Chuyên đề được 04 cô giáo thể hiện với hoạt động cụ thể sau:

1.Độ tuổi nhà trẻ 24-36 tháng: Cô giáo Ngô Thị Bích Ngọ, giáo viên trường mầm non Hà An, thị xã Quảng Yên thực hiện

- Hoạt động: nhận biết, gọi tên hình tròn,hình vuông

2.Mẫu giáo 3-4 tuổi : cô giáo Nguyễn Thị Thêm, giáo viên trường mầm non yên Giang , thị xã Quảng Yên thực hiện

- Hoạt động: Phân biệt tay phải tay trái của bản thân;

3.Mẫu giáo 4-5 tuổi : cô giáo Lê Thị Loan, giáo viên trường mầm non Phong Cốc , thị xã Quảng Yên thực hiện

- Hoạt động: Nhận biết các buổi trong ngày

4.Mẫu giáo 5-6 tuổi : cô giáo Dương Thị Hiên, giáo viên trường mầm non Hoa Hồng, thị xã Quảng Yên thực hiện

- Hoạt động: Đo, so sánh dung tích 3 đối tượng bằng các cách khác nhau.

Nhằm hình thành các biểu tượng ban đầu về toán sơ đẳng, cung cấp nhưng kinh nghiệm, những vấn đề có ý nghĩa và thú vị gần gũi liện quan đến cuộc sống thực của trẻ, giúp trẻ có những phản ứng nhanh nhạy xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.

Sau Hội nghị chuyên đề, cán bộ giáo viên cấp học mầm non thị xã Quảng Yên đã hiểu sâu sắc hơn về nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng. Hội nghị chuyên đề là một biện pháp bồi dưỡng chuyên môn rất hữu ích để mỗi giáo viên được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm, góp phần vào thực hiện nâng cao chất lượng chương trình giáo dục mầm non cho những năm học tiếp theo./.

TH: Đỗ Thị Thúy